Mang thai tuần 8: Sự phát triển của thai nhi – YouMed

Chào mừng bạn đến với pgdgiolinhqt.edu.vn trong bài viết về 8 tuần là bao nhiêu tháng chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.

Mang thai tuần 8 là thời điểm mẹ và bé đã đồng hành cùng nhau trong 2 tháng đầu của thai kỳ. Chắc hẳn lúc này, các chị em đã quen dần với việc có mặt của em bé trong bụng mình. Lúc này bụng của mẹ bầu chưa lộ rõ nhưng đã có thể cảm nhận được rằng mình thường xuyên mệt mỏi và có nhiều dấu hiệu như ốm nghén, khó ngủ… Vậy trong thời gian này, mẹ bầu nên lưu ý những gì? Hãy cùng ThS.BS Phan Lê Nam đi tìm câu trả lời qua bài viết sau đây nhé!

Mang thai tuần 8

Nếu trung bình 4 tuần được tính là 1 tháng, thì đến thời điểm mang thai tuần 8, mẹ bầu đã hoàn thành 2 tháng mang thai. Lúc này, em bé trong bụng mẹ sẽ bước sang giai đoạn phát triển từ phôi thai đến thai nhi. Mặc dù là thời điểm nối tiếp sau tuần 7 nhưng mang thai tuần 8 khá đặc biệt.

Thai phụ mang thai tuần 8
Thai phụ mang thai tuần 8

Chính vì vậy, các bác sĩ chuyên khoa khuyên mẹ bầu nên tiếp tục theo dõi và chăm sóc thai nhi. Đồng thời chăm sóc tốt cho sức khỏe của mình. Đó chính là chìa khóa vàng để người mẹ tiến bước trên quãng thời gian mang thai còn lại.

Những đổi thay trên cơ thể mẹ

Trong khoảng thời gian mang thai tuần 8, các nhà khoa học phát hiện ra khá nhiều điều thú vị trên cơ thể người mẹ. Đầu tiên, tử cung của mẹ bầu sẽ phát triển đến kích thước tương đương một quả chanh.

Tham khảo thêm bài viết: Những điều bạn cần biết về tiêm phòng khi mang thai

Xem thêm:  Nguyên tử khối của cl - tinycollege.edu.vn

Tử cung dần được giãn rộng hơn để phù hợp với sự phát triển liên tục của thai nhi. Ngực của người mẹ sẽ đầy đặn hơn, đôi khi có cảm giác căng tức, hơi khó chịu. So với tuần 7 thì có lẽ bạn sẽ dễ cảm thấy mệt và mất sức hơn. Đôi khi còn bị hụt hơi, choáng váng.

Tử cung dần giãn rộng hơn
Tử cung dần giãn rộng hơn

Tử cung to dần chèn ép vào bàng quang sẽ làm cho bạn đi tiểu nhiều hơn, thường có cảm giác mắc tiểu. Một vài trường hợp, tử cung sẽ bị chảy máu với lượng rất nhỏ. Nếu bạn bị chảy máu nhiều và đau bụng, bạn nên đến bác sĩ chuyên khoa để khám ngay.

Đặc điểm của thai nhi

Khi người mẹ mang thai tuần 8, em bé trong bụng được chính thức gọi là thai nhi. Đôi chân của bé ngày càng dài hơn. Tuy nhiên, các phần của chân chưa thể phân biệt một cách chính xác, chẳng hạn như: đầu gối, đùi, mắc cá chân,…

Cánh tay của bé đang dài ra, tai của bé đang dần dần hình thành. Mí mắt rất nhỏ đã xuất hiện. Và thậm chí cả môi trên và mũi của bé cũng đang mọc ra. Đồng thời, phần đuôi của bé dần dần biến mất.

Xem thêm bài viết cùng chủ đề: Ốm nghén khi mang thai

Thai nhi vẫn nằm bên trong túi ối. Đồng thời, nhau thai vẫn tiếp tục phát triển, hình thành nên các cấu trúc giúp gắn chặt nhau thai vào thành tử cung. Ở thời điểm này, thai nhi vẫn nhận được sự nuôi dưỡng từ túi noãn hoàng.

Thai nhi trong tuần thứ 8 của thai kỳ
Thai nhi trong tuần thứ 8 của thai kỳ

Trong suốt tuần thứ 8 của thai kỳ, em bé có hình dạng từ một quả việt quốc đến một quả mâm xôi. Với trọng lượng khoảng 1,13 gram và có kích thước khoảng 1,6 cm. Em bé sẽ tăng kích thước khoảng 1 mm mỗi ngày.

Xem thêm:  2k6 Là Bao Nhiêu Tuổi, 2k4, 2k5, 2k7, 2k8 Học Lớp Mấy - HTTL

Triệu chứng xuất hiện khi mang thai tuần 8

Khi mang thai 8 tuần, người mẹ có thể gặp các triệu chứng sau:

  • Khó ngủ
  • Táo bón
  • Ốm nghén
  • Tăng cân chút ít
  • Tăng tiết dịch âm đạo
  • Đi tiểu thường xuyên
  • Ngực đau và căng hơn
  • Mệt mỏi thường xuyên hơn
  • Ợ nóng, buồn nôn nhiều hơn

Một số triệu chứng khác như: đầy bụng, khó tiêu, bồn chồn, dễ thay đổi cảm xúc,…

Triệu chứng ốm nghén
Triệu chứng ốm nghén

Triệu chứng mệt mỏi sẽ tiếp tục xuất hiện trong tuần này. Sự tăng cao của hormon nuôi dưỡng thai nhi sẽ dẫn đến triệu chứng nghén. Đặc biệt trong tam cá nguyệt đầu tiên, hầu hết thai phụ đều bị ốm nghén từ ít đến nhiều. Ốm nghén sẽ giảm dần khi bạn bước sang tam cá nguyệt giữa.

Điều nên làm khi mang thai tuần 8

Nếu người mẹ chưa khám thai lần nào thì đây là thời điểm không quá muộn. Bạn hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa sản để được khám thai tổng quát. Ngoài ra, các bác sĩ sẽ siêu âm để theo dõi sự phát triển của bào thai trong bụng người mẹ.

Xem thêm bài viết liên quan: Siêu âm thai: Mẹ cần biết gì?

Siêu âm đồng thời cũng giúp xác nhận sự có mặt của nhịp tim thai nhi, đo được tần số tim. Bên cạnh đó, những hình ảnh siêu âm còn giúp chẩn đoán chính xác tuổi thai và đưa ra ngày dự sinh. Siêu âm trong ba tháng đầu giúp xác định tuổi thai khá chính xác.

Trong thời gian này, mẹ có thể làm xét nghiệm NIPT sớm để đánh giá em bé có nguy cơ mắc các dị tật bẩm sinh dưới đây hay không:

  • 3 hội chứng thường gặp do đột biến tam bội NST: Hội chứng Down, Patau, Edwards.

  • Dị tật bẩm sinh do rối loạn NST giới tính: Hội chứng Klinefelter (47, XXX), hội chứng Turner (45, X),…

  • Hội chứng DiGeore (đột biến NST 22q11.2) gây dị tật tim mạch, hở hàm ếch, suy giảm chức năng tiêu hóa.

  • Các đột biến vi mất đoạn và mất đoạn điển hình.

Xem thêm:  Chỉ số SpO2 là gì? SpO2 bao nhiêu là bình thường? - Doctor Tuấn

Ngoài ra, một số điều mà mẹ bầu cần làm khi mang thai tuần 8 bao gồm:

  • Tập thể dục nhẹ nhàng, đều đặn hàng ngày (đi bộ, yoga bầu)
  • Tìm hiểu về nhiễm trùng thai kỳ có thể gây hại cho trẻ và cách bảo vệ bản thân
  • Tăng cường bổ sung vitamin các loại bằng việc ăn trái cây, rau củ quả. Chẳng hạn như: đu đủ, kiwi, chuối, nho, lựu
Ăn trái cây để bổ sung vitamin khi mang thai tuần 8
Ăn trái cây để bổ sung vitamin khi mang thai tuần 8

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

  • Ốm nghén nặng, nôn ói nhiều
  • Đau đầu và muốn uống thuốc giảm đau
  • Bị tăng huyết áp thai kỳ, tiểu đường thai kỳ
  • Đau bụng, xuất huyết âm đạo
  • Một số bệnh lý khác mà người mẹ có nhu cầu sử dụng thuốc
Tăng huyết áp thai kỳ
Tăng huyết áp thai kỳ

Hy vọng sau khi đọc qua bài viết này, chị em phụ nữ nhất là các mẹ bầu sẽ rõ hơn về thời gian mang thai tuần 8. Từ đó, các bạn sẽ có kế hoạch chăm sóc toàn diện cho bản thân và thai nhi. Mục tiêu là để có sự chuẩn bị chu đáo cho những tuần mang thai tiếp theo.

Để biết được thai phụ mang thai tuần 9 sẽ như thế nào, mời các bạn tham khảo tiếp bài viết: Mang thai tuần 9

Rate this post

KevinNguyen

Kevin Nguyễn - Người quản trị nội dung web là một chuyên gia sáng tạo và chuyên nghiệp trong việc quản lý, phát triển và duy trì nội dung website. Với khả năng phân tích và đánh giá thông tin chính xác, anh/chị đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích và đáng tin cậy cho cộng đồng.