Giúp em học tốt ngữ văn 8 – Phương pháp thuyết minh – Hoc360.net

Chào mừng bạn đến với pgdgiolinhqt.edu.vn trong bài viết về 6 phương pháp thuyết minh chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.

PHƯƠNG PHÁP THUYẾT MINH

Những nội dung cơ bản cần nắm vững

1.1. Muốn làm tốt bài văn thuyết minh, người viết phải nghiên cứu, tìm hiểu sự vật, hiện tượng cần thuyết minh, nhất là phải nắm bắt được bản chất, đặc trưng của chúng, để tránh sa vào trình bày các biểu hiện không tiêu biểu, không quan trọng.

1.2. Để bài văn thuyết minh có sức thuyết phục, dễ hiểu, sáng rõ, người ta có thể sử dụng phối hợp nhiều phương pháp thuyết minh như: nêu định nghĩa liệt kê, nêu ví dụ, dùng số liệu, so sánh đối chiếu, phân tích, phân loại…

A. HƯỚNG DẨN TÌM HIỂU BÀI

I. Quan sát, học tập, tích luỹ tri thức để làm bài văn thuyết minh

Muốn viết được một văn bản thuyết minh đạt hiệu quả cao, ngưòi viết cần phải có những hiểu biết về đối tượng thuyết minh. Hiểu biết càng sâu sắc, thấu đáo thì nội dung văn bản thuyết minh càng hàm súc, mạch lạc và rõ ràng. Bởi vậy, việc tìm hiểu về đối tượng trước khi thuyết minh là hết sức cần thiết.

Đọc lại các văn bản thuyết minh: Cây dừa Bình Định, Tại sao lá cây có màu xanh lục, Huế, Khởi nghĩa Nông Văn Vân, Con giun đất, ta thấy các loại văn bản đó đã sử dụng các kiến thức về địa lí, sinh học, sử học.

Hiểu biết của con người không phải tự nhiên mà có được. Muốn có hiểu biết về một đối tượng nào đó, cá nhân phải học hỏi, phải tích luỹ kinh nghiệm sống, phải đọc sách báo, phải ghi chép… Đồng thời, phải biết quan sát, nghĩa là phải biết nhìn nhận, biết đánh giá, nhận xét về đốì tượng. Chỉ khi nào có hiểu biết về đối tượng thật kĩ càng, mối có thể viết được văn bản thuyết minh.

II. Phương pháp thuyết minh

Để nêu bật đặc điểm bản chất, tiêu biểu của sự vật, hiện tượng ngưòi ta thường sử dụng các phương pháp thuyết minh sau:

1. Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích

Đây là phương pháp được viết theo kiểu cấu trúc: s là p.

Ví dụ:

– Cụm danh từ là loại tổ hợp từ do danh từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành. (Ngữ văn 6, tập một)

– Di truyền là hiện tượng truyền đạt các tình trạng của bố mẹ, tổ tiên cho các thế hệ con cháu. Còn biến dị là hiện tượng con cháu sinh ra khác với bố mẹ và khác nhau về nhiều chi tiết.

Xem thêm:  C2H4 + O2 → CH3CHO - THPT Lê Hồng Phong

(Sinh học 9, SGK thí điểm)

Dùng phương pháp định nghĩa, giải thích như cách viết trong ví dụ trên thường xác định được đốì tượng một cách cụ thê loại nào, kiểu gì, đặc điểm cơ bản của sự việc, hiện tượng ra sao, tránh việc giải thích quá rộng hoặc quá hẹp về đối tượng.

2. Phương pháp liệt kê

Đây là phương pháp kể ra, đưa ra một loạt những tính chất, những đặc điểm nào đó của đốì tượng nhằm khẳng định hay nhấn mạnh cho một điều gì đó, một đặc tính nào đó cần thuyết minh, làm rõ.

Ví dụ: Cây dừa cống hiến tất cả của cải của mình cho con người: thân cây làm máng, lá làm tranh, cong lá chẻ nhỏ làm vách, gốc dừa già làm chõ đồ xôi; nước dừa đề uống, đê kho cá, kho thịt, nấu canh, làm nước mắm..,(Cây dừa Bình Định)

3. Phương pháp nêu ví du

Đây là phương pháp dẫn ra, đưa ra những dẫn chứng lấy từ sách, báo chí, từ đời sống thực tiễn để làm sáng rõ cho điều mình trình bày. Dẫn chứng càng mang tính phổ biến bao nhiêu càng có giá trị cao bấy nhiêu.

Ví dụ: Ngày nay, đi các nước phát triển, đâu đâu củng nôi lên chiến dịch chống thuốc lá. Người ta cấm hút thuốc ở tất cả những nơi công cộng, phạt nặng những người vi phạm (ở Bỉ, từ năm 1987, vi pham lần thứ nhất phat 40 đô la, tái pham phat 500 đô la),

(Ôn dịch, thuốc lá)

4. Phương pháp dùng số liệu (con số)

Đây là phương pháp đưa vào văn bản những con số mang tính chất định lượng chính xác để giải thích, chứng minh hay giới thiệu về một sự vật, hiện tượng nào đó.

Ví dụ: Với tỉ lệ hằng năm tăng 1,73% như mười lăm năm trước và 1,57% năm 1990 thì dân số hành tinh của chúng ta năm 2015 sẽ là hơn 7 tỉ người. (Bài toán dân số)

5. Phương pháp so sánh

Đây là phương pháp đem so sánh, đổi chiếu một sự vật, hiện tượng nào đó trừu tượng, chưa thật sự gần gũi, còn mới mẻ với mọi người với nhiều sự vật, hiện tượng thông thường, dễ gặp, dễ thấy để giúp người đọc nhận thức, hiểu về sự vật, hiện tượng đó một cách cụ thể, dễ dàng hơn.

Ví dụ: Biển Thái Bình Dương chiếm một diện tích lớn gần bằng ba đại dương khác cộng lại và lớn gấp 14 lần diện tích biển Bắc Băng Dương là đại dương bé nhất.

Xem thêm:  Phím tắt Ctrl V, Ctrl C, Ctrl X là gì trong Word, Windows XP 7 8 10

6. Phương pháp phân lọai, phân tích

Đây là phương pháp chia ra từng loại, từng bộ phận, từng mặt khi mà sự vật quá đa dạng hay có nhiều bộ phận cấu tạo, có nhiều mặt để thuyết minh.

Ví dụ: Văn bản Huế trong SGK, trang 115 – 116 trình bày các đặc điểm của thành phố Huế theo những mặt:

– Huế là một trong những trung tâm văn hoá, nghệ thuật lớn của Việt Nam.

– Huế là sự kết hợp hài hoà của núi, sông và biển.

– Huế đẹp vối cảnh sắc sông núi.

– Huế có những công trình kiến trúc nổi tiếng.

– Huế có các sản vật và mỏn ăn nổi tiếng.

– Huế là thành phố đấu tranh kiên cường.

B. HƯỚNG DẨN LUYỆN TẬP

1. Bài tập này yêu cầu các em xác định phạm vi tìm hiểu vấn đề thể hiện trong bài Ồn dịch, thuốc lá.

Bài viết thể hiện sự hiểu biết sâu sắc của tác giả về vấn đề trình bày, đó là:

– Kiến thức của một bác sĩ:

+ Khói thuốc lá có nhiều chất độc.

+ Vòm họng, phế quản, nang phổi bị chất hắc ín trong khói thuốc lá làm tê

liệt.

+ Khói thuốc lá gây ho hen, viêm phế quản, nhiễm độc, đau tim mạch.

+ Trong khói thuốc lá có chất ô-xít các-bon làm cho máu không tiếp cận được ô xi, làm giảm sức khoẻ con ngưòi.

+ Khói thuốc lá gây ung thư vòm họng, ung thư phổi.

+ Chất ni-cô-tin trong thuốc lá làm huyết áp tăng cao, tắc động mạch, nhồi máu cơ tim.

+ Người có thai hít phải hơi thuốc dễ đẻ non, sinh con suy yêu.

– Sự hiểu biết về tâm lí xã hội, sự quan tâm tới vân đề xã hội của một nhà hoạt động xã hội:

+ Bệnh viêm phế quản làm mất bao nhiêu ngày công lao động và làm hại sức khoẻ cộng đồng.

+ Hút thuốc lá nơi công cộng làm ảnh hưởng tới người khác: người hít phải khói thuốc cũng sẽ bị nhiễm độc, đau tim mạch, viêm phê quản.

+ Từ điếu thuốc, sang cốc bia đến ma tuý, con đưòng phạm pháp bắt đầu từ điếu thuốc.

+ Mọi người phải tổ chức các chiến dịch chông thuốc lá, ngăn ngừa nạn ôn dịch này.

2. Bài tập này yêu cầu các em tìm những phương pháp thuyết minh mà bài Ôn dịch, thuốc lá sử dụng để nêu bật tác hại của việc hút thuốc lá.

– Phương pháp so sánh, đốì chiếu: Hẳn rằng người hút thuốc lá không lăn đùng ra chết, không say bê bết như người uống rượu.

Xem thêm:  Phương pháp Glenn Doman: Hiểu đúng, áp dụng đúng!

– Phương pháp giải thích: Trong khói thuốc lá có chất ô-xít các-bon, chất này thấm vào máu, bám chặt các hồng cầu, không cho chúng tiếp cận ôxi nữa. Không lạ gì sức khoẻ của người nghiện thuốc ngày càng sút kém.

– Phương pháp nêu ví dụ, số liệu: Ngày nay, đi các nước phát triển đâu đâu củng nổi lên chiến dịch chống thuốc lá. Người ta cấm hút thuốc ở tất cả những nơi công cộng, phạt nặng những người vi phạm (ở Bỉ, từ năm 1987, vi phạm lần thứ nhất phạt 40 đô la, tái phạm phạt 500 đô la).

Xem thêm: Giúp em học tốt ngữ văn 8 – Câu ghép

3. Bài tập này có hai yêu cầu:

Gợi ý:

– Văn bản “Ngã ba Đồng Lộc” đòi hỏi những kiến thức:

+ Về vị trí địa lí của ngã ba Đồng Lộc.

+ về tập thể 10 cô thanh niên xung phong làm nhiệm vụ san lấp hô” bom, làm đưòng, đào hầm trú ẩn, đảm bảo an toàn giao thông cho ngưòi và xe qua lại.

+ Về cô gái La Thị Tám đầy nhiệt tình cách mạng, dũng cảm và hết sức mưu trí.

– Những phương pháp thuyết minh sử dụng trong văn bản “Ngã ba Đồng Lộc”:

+ Phương pháp liệt lê: kể ra những việc làm của 10 cô gái: ở đây có một tập thể kiên cường gồm 10 cô gái tuổi đời từ 17 đến 20 làm nhiệm vụ san lấp hô’ bom, làm đường, đào hầm trú ẩn, bảo đảm an toàn cho xe và người qua lại.

+ Phương pháp nêu ví dụ: Ba lần bị bom nổ vùi lấp, chị vẫn kiên cường bám sát trận địa, đánh dấu đủ, phục vụ đắc lực cho việc phá bom, đảm bảo giao thông thông suốt.

+ Phương pháp dùng số liệu (con số): ngày 24 – 7 – 1968, sau 18 lần giặc Mĩ cho máy bay đánh phá ác liệt vào khu vực này, cả 10 chị em vẫn trụ lại kiên cường, bất khuất, giữ vững mạch đường đến hơi thở cuối cùng.

4. Đọc yêu cầu của bài tập này trong SGK, trang 129.

Gợi ý:

Sự phân loại của bạn lớp trưởng đốì với những bạn học yếu trong lớp học là hợp lí. Bởi lẽ, bạn ấy đã chỉ ra ba loại học lực yếu bởi những nguyên nhân khác nhau:

– Có điều kiện học tốt, nhưng ham chơi.

– Gia đình khó khăn, thưòng bỏ học, đến lớp muộn.

– Kiến thức yếu, tiếp thu chậm.

Từ đó, bạn lớp trưởng đề nghị có những biện pháp giúp đỡ khác nhau là hoàn toàn có cơ sở.

Rate this post

KevinNguyen

Kevin Nguyễn - Người quản trị nội dung web là một chuyên gia sáng tạo và chuyên nghiệp trong việc quản lý, phát triển và duy trì nội dung website. Với khả năng phân tích và đánh giá thông tin chính xác, anh/chị đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích và đáng tin cậy cho cộng đồng.