Tại sao nói sự ra đời của ba tổ chức cộng sản vào năm 1929 là xu

Chào mừng bạn đến với pgdgiolinhqt.edu.vn trong bài viết về 1929 là xu thế tất yếu của cách mạng việt nam chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.

Năm 1929 Việt Nam xuất hiện ba tổ chức cộng sản, đây được xem như là một bước tiến vô cùng quan trọng trong cách mạng Việt Nam và được xác định như là một xu thế tất yếu của cách mạng nước ta.

Vậy Tại sao nói sự ra đời của ba tổ chức cộng sản vào năm 1929 là xu thế tất yếu của cách mạng Việt Nam? Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời thông qua nội dung bài viết dưới đây.

Hoàn cảnh lịch sử nước ta năm 1929

Từ cuối năm 1928 đến đầu năm 1929 thì phong trào dân tộc dân chủ ở nước ta, đặc biệt là phong trào công nhân, nông dân đi theo con đường cách mạng vô sản ngày càng phát triển mạnh mẽ, trong đó phải kể đến Bắc Kỳ là nơi diễn ra phong trào sôi nổi nhất trong phạm vi cả nước.

Sự phát triển mạnh mẽ của phong trào cách mạng thời điểm đấy đòi hỏi phải được tổ chức và lãnh đạo cao hơn. Đồng thời vào thời điểm đó thì Hội Việt Nam cách mạng thanh niên đã không còn đủ khả năng lãnh đạo, cần phải gấp rút thành lập một Đảng cộng sản để tổ chức và lãnh đạo giai cấp công nhân, nông dân cùng các lực lượng yêu nước khác đấu tranh chống đế quốc, phong kiến và bè lũ tay sai giành lại độc lập cho dân tộc.

Đây là lý do dẫn đến sự ra đời của chi bộ đảng cộng sản đầu tiên tại Bắc Kỳ vào tháng 3 năm 1929, họ hoạt động tích cực để thành lập một Đảng cộng sản thay thế. Tiếp đến vào tháng 6/1929 Đông Dương cộng sản đảng cũng được thành lập, tháng 7 năm 1929 An Nam cộng sản đảng thành lập, tháng 9 năm 1929 Tân Việt cách mạng đảng cũng tự cải tổ thành Đông Dương cộng sản liên đoàn.

Xem thêm:  Yandere là gì? Tại sao tính cách này lại đáng sợ đến vậy? - Lag.vn

Quá trình thành lập ba tổ chức cộng sản

Vào cuối tháng 3 năm 1929 thì một số hội viên tiên tiến của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên ở Bắc Kỳ trong đó với hai cái tên nội trội là Ngô Gia Tự và Nguyễn Đức Cảnh đã tiến hành cuộc họp tại số nhà 5D phố Hàm Long, Hà Nội để thành lập ra Chi bộ cộng sản đầu tiền ở Việt Nam gồm có 7 thành viên, tích cực chuẩn bị để tiến đến thành lập một Đảng cộng sản nhằm thay thế cho Hội Việt Nam cách mạng thanh niên.

Tại đại hội toàn quốc lần thứ nhất của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên diễn ra vào tháng 5 năm 1929 khi kiến nghị của minh đưa ra không được chấp nhận thì đoàn đại biểu Bắc Kỳ đã rút khỏi hội nghị, sau khi về nước đã kêu gọi công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân khác ủng hộ chủ trương thành lập Đảng Cộng sản.

Đến 17/6/1929 đại biểu các tổ chức cơ sở cộng sản ở miền Bắc họp đại hội, quyết định thành lập Đông Dương cộng sản đảng, thông qua tuyên ngôn, điều lệ và thành lập ra báo Búa Liềm làm cơ quan ngôn luận, đây là tổ chức Đảng phát triển mạnh mẽ ở khu vực Bắc Kỳ và Trung Kỳ.

Việc ra đời của Đông Dương cộng sản đảng đã tạo đà trực tiếp với sự ra đời các tổ chức cộng sản tiếp theo. Đến tháng 7 năm 1929 thì tổng bộ thanh niên cùng kì bộ Nam Kỳ của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên đã quyết định thành lập An Nam cộng sản đảng. An Nam cộng sản đảng cũng cho ra đời tờ Báo đỏ” tại Hương Cảng, Trung Quốc để tuyên truyền.

Xem thêm:  Con gái học khối A1 nên thi ngành gì phù hợp và dễ xin việc

Như vậy sự phân hóa của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên đã dẫn đến sự ra đời của Đông Dương cộng sản đảng và An Nam cộng sản đảng. Xuất phát từ xu hướng đó, các đảng viên tiên tiến của Tân Việt cách mạng đảng cũng tách ra để thành lập Đông Dương cộng sản liên đoàn, hoạt động chủ yếu cở Trung Kì.

Như vậy có thể thấy chỉ chưa đầy 4 tháng mà ở Việt Nam đã có sự ra đời của 3 tổ chức cộng sản, lần lượt là Đông Dương cộng sản đảng, An Nam cộng sản đảng và Đông Dương cộng sản liên đoàn.

Ý nghĩa sự ra đời của ba tổ chức cộng sản

Có thể nói sự ra đời của ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam là xu thế khách quan của cách mạng giải phóng dân tộc, là kết quả của sự kết hợp chủ nghĩa Mác-Lênin và phong trào công nhâ, phong trào yêu nước ở nước ta.

Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản được ví như một bước nhảy vọt của cách mạng nước ta. Từ đây Việt Nam đã xuất hiện những tổ chức chính trị của giai cấp vô sản, đó là các tổ chức cộng sản. Đồng thời sự ra đời của các tổ chức này đã chứng tỏ hệ tư tưởng vô sản giành được ưu thế tuyệt đối trong phong trào dân tộc dân chủ nước Việt Nam. Cùng với sự ra đời này đã tạo điều kiện thuận lợi để đưa đến sự thành lập của Đảng cộng sản duy nhất ở nước ta vào đầu năm 1930.

Xem thêm:  Nghề IT là gì? Mô tả chi tiết công việc của nghề IT - TopCV

Do đó, sự ra đời của ba tổ chức cộng sản có 3 ý nghĩa quan trọng, đó là:

– Đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc của giai cấp công nhân Việt Nam từ tự phát sang tự giác

– Chuẩn bị trực tiếp cho sự thành lập của một chính đảng vô sản ở Việt Nam

– Chứng tỏ xu hướng cách mạng vô sản phát triển rất mạng mẽ ở nước ta.

Như vậy, từ những vấn đề về hoàn cảnh lịch sử có thể khẳng định sự ra đời của ba tổ chức cộng sản tại Việt Nam trong năm 1929 là xu thế tất yếu của cách mạng nước ta.

Tuy nhiên, do trong cùng một thời điểm mà có đến ba tổ chức cộng sản đều ra đời và hoạt động biệt lập với nhau nên vô hình chung đã gây ra tình trạng chia rẽ lớn đối với phong trào cách mạng Việt Nam thời điểm bấy giờ, do đó đặt ra yêu cầu quan trọng là cần hợp nhất ba tổ chức cộng sản thành một chính đảng duy nhất là Đảng Cộng sản Việt Nam. Do vậy mà đến tháng 3 năm 1930 Nguyễn Ái Quốc đã chủ trị Hội nghị hợp nhất 3 tổ chức cộng sản thành lập ra Đảng cộng sản Việt Nam tại Cửu Long, Hương Cảng, Trung Quốc.

Với nội dung bài viết phía trên, chúng tôi đã giải thích cho Quý khách về Tại sao nói sự ra đời của ba tổ chức cộng sản vào năm 1929 là xu thế tất yếu của cách mạng Việt Nam. Nếu còn gì thắc mắc về vấn đề này thì Qúy khách hãy liên hệ đến chúng tôi để được hỗ trợ trực tiếp.

Rate this post

KevinNguyen

Kevin Nguyễn - Người quản trị nội dung web là một chuyên gia sáng tạo và chuyên nghiệp trong việc quản lý, phát triển và duy trì nội dung website. Với khả năng phân tích và đánh giá thông tin chính xác, anh/chị đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích và đáng tin cậy cho cộng đồng.