Những tác động nhiều chiều đối với kinh tế Việt Nam sau 2 năm gia

Chào mừng bạn đến với pgdgiolinhqt.edu.vn trong bài viết về 10 loi ich cua he thong thuong mai wto chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.

Các đối tác cho rằng tác động tích cực nhất của việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, tính đến nay tròn 2 năm, là môi trường kinh doanh và đầu tư tại Việt Nam được cải thiện đáng kể, nhờ đó Việt Nam đã trở thành điểm hấp dẫn các nguồn vốn từ bên ngoài.

Ngày 7/11/2006, Việt Nam đã hoàn tất quá trình đàm phán để trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Sự kiện này có ý nghĩa quan trọng, thể hiện sự đánh giá cao của cộng đồng quốc tế về những thành tựu phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam trong hơn 2 thập kỷ đổi mới.

Tăng độ mở của nền kinh tế

Theo đánh giá của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm, việc Việt Nam gia nhập WTO tạo ra những tác động nhiều chiều đối với nền kinh tế nước ta.

Một mặt, gia nhập WTO đã tác động tích cực đối với nền kinh tế, đặc biệt về thu hút đầu tư trực tiếp (FDI) và xuất khẩu.

Vốn đăng ký FDI đạt trên 20 tỷ USD năm 2007 và dự kiến sẽ đạt trên 60 tỷ USD trong năm 2008. Sự bùng nổ FDI trong 2 năm qua phản ánh niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài vào công cuộc đổi mới cũng như tiềm năng phát triển dài hạn của Việt Nam .

Xem thêm:  Nguyên nhân béo bụng dưới và cách giảm mỡ bụng tại nhà

Xuất khẩu cũng tăng mạnh trong 2 năm qua và đạt 53,8 tỷ USD trong 10 tháng đầu năm 2008, tăng tăng 36,8% so với cùng kỳ năm 2007. Ngoài yếu tố tăng giá, sự gia tăng xuất khẩu còn do lượng hàng hóa của nước ta dồi dào hơn và thị trường xuất khẩu được mở rộng đáng kể.

Ðây là yếu tố cơ bản, góp phần quan trọng vào việc duy trì tăng trưởng kinh tế (dự kiến 6,5 – 7% năm 2008) trong bối cảnh khủng hoảng tài chính đang lan rộng trên thế giới.

Mặt khác, việc thực thi cam kết WTO trong 2 năm qua cũng làm bộc lộ một số bất cập của nền kinh tế như khuôn khổ pháp lý cần tiếp tục được bổ sung và hoàn thiện cho phù hợp các cam kết chung trong WTO và các chuẩn mực kinh tế thị trường; kết cấu hạ tầng yếu kém (điện, đường, sân bay, cảng, v.v.), sự thiếu hụt về nguồn nhân lực…

Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm nhận xét, việc thực thi các cam kết của WTO và các thỏa thuận kinh tế quốc tế khác góp phần tăng độ mở của nền kinh tế Việt Nam; do đó, các diễn biến tiêu cực của nền kinh tế thế giới ảnh hưởng sâu sắc hơn đến kinh tế nước ta, cũng như các nỗ lực của Chính phủ ta trong việc ổn định kinh tế vĩ mô.

Tiến tới mở rộng các lợi ích của đất nước

Xem thêm:  Tuân thủ pháp luật là gì? Ví dụ về tuân thủ pháp luật - Hieuluat

Tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XII vào tháng 5/2008, Chính phủ đã đề ra 8 nhóm giải pháp nhằm giải quyết các khó khăn trước mắt, thúc đẩy và duy trì tăng trưởng bền vững trong bối cảnh đất nước hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Đến nay, việc triển khai các nhóm giải pháp trên đã đạt kết quả bước đầu tích cực.

Theo Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm, với tư cách là thành viên WTO, nước ta có điều kiện để tham gia tích cực và tăng cường vai trò trong hệ thống thương mại đa phương, góp phần bảo vệ hiệu quả và mở rộng các lợi ích của đất nước.

Cụ thể, thông qua việc chủ động và tích cực tham gia đàm phán tại Vòng đàm phán Doha, nhất là trong khuôn khổ Nhóm RAMs (Nhóm các thành viên mới gia nhập), nước ta có điều kiện cùng các nước đang phát triển đấu tranh nhằm thiết lập một hệ thống thương mại đa phương công bằng, cân bằng hơn và tính đến lợi ích của các nước đang và kém phát triển.

Tiến trình này đến nay đã đạt kết quả bước đầu. Nhiều khả năng Việt Nam , cùng một số thành viên mới gia nhập khác, sẽ được miễn trừ các nghĩa vụ mới về mở cửa thị trường khi Vòng Doha kết thúc.

Với tư cách thành viên WTO, nước ta có điều kiện chủ động yêu cầu đàm phán song phương với một số đối tác xin gia nhập WTO, qua đó góp phần giải quyết các vướng mắc trong quan hệ kinh tế – thương mại với các đối tác này.

Xem thêm:  (2021) TOP 20 nhân vật mạnh nhất trong Record of Ragnarok

Sau khi gia nhập WTO, nhiều đối tác kinh tế – thương mại chủ chốt, trong đó có Mỹ, EU, Nhật Bản, Canada v.v., ngày càng nhìn nhận Việt Nam như một đối tác giàu tiềm năng và quan trọng tại khu vực Ðông – Nam Á.

Tuy nhiên, việc gia nhập WTO và hội nhập sâu rộng cũng đặt ra những thách thức cho kinh tế đối ngoại. Trong cam kết gia nhập WTO, nước ta phải chấp nhận thời hạn 12 năm trước khi được công nhận là nước có nền kinh tế thị trường đầy đủ. Ðiều này tạo ra sự phân biệt đối xử với các doanh nghiệp và ngành kinh tế của ta khi xảy ra các vụ kiện chống bán phá giá và chống trợ cấp do các đối tác nước ngoài khởi xướng.

Do vậy, việc vận động các nước sớm công nhận quy chế kinh tế thị trường đối với Việt Nam là một ưu tiên của ta sau khi gia nhập WTO. Bên cạnh đó, việc tham gia hàng loạt các tiến trình liên kết kinh tế song phương và khu vực trong thời gian qua cũng hàm chứa không ít thách thức, đặc biệt về nguồn lực đàm phán và khả năng tranh thủ các lợi ích do hội nhập kinh tế quốc tế mang lại.

(Cổng TTĐT Chính phủ)

Rate this post

KevinNguyen

Kevin Nguyễn - Người quản trị nội dung web là một chuyên gia sáng tạo và chuyên nghiệp trong việc quản lý, phát triển và duy trì nội dung website. Với khả năng phân tích và đánh giá thông tin chính xác, anh/chị đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích và đáng tin cậy cho cộng đồng.