Chăm sóc trẻ mắc COVID-19 tại nhà, cha mẹ cần lưu ý gì?
Trong bài viết này pgdgiolinh.edu.vn sẽ chia sẻ chuyên sâu kiến thức của Trẻ bị covid nên làm gì dành cho bạn
ĐỂ ĐIỀU TRỊ TRẺ MẮC COVID-19 VỚI TRIỆU CHỨNG NHẸ TẠI NHÀ, CHÚNG TA CẦN:
1. Thuốc hạ sốt khi nhiệt độ ≥ 38,50 C hoặc đau đầu nhiều:
– Trẻ em: Paracetamol liều 10-15 mg/kg/lần (uống hoặc đặt hậu môn), hoặc sử dụng liều theo tuổi nếu không biết cân nặng của trẻ; lặp lại cách tối thiểu 4 – 6 giờ nếu vẫn còn sốt.
+ Lưu ý: tổng liều thuốc không vượt quá 60mg/kg/ngày.
+ Hướng dẫn liều lượng thuốc Paracetamol cho trẻ em theo tuổi (chỉ dùng khi không biết cân nặng – tối ưu nhất là tính liều lượng theo cân nặng của trẻ).
Độ tuổi trẻ em
Thuốc
Liều thuốc mỗi lần
< 1 tuổi
Paracetamol 80mg
1 gói x 4 lần/ ngày
Từ 1 đến dưới 2 tuổi
Paracetamol 150mg
1 gói x 4 lần/ ngày
Từ 2 đến dưới 5 tuổi
Paracetamol 250mg
1 gói x 4 lần/ ngày
Từ 5 đến 12 tuổi
Paracetamol 325mg
1 viên x 4 lần/ ngày
Trên 12 tuổi
Paracetamol 500mg
1 viên x 4 lần/ ngày
2. Dung dịch cân bằng điện giải khi mất nước (do sốt cao, tiêu chảy, mệt mỏi):
- Khuyến khích người mắc COVID-19 uống nhiều nước, có thể sử dụng nước trái cây hoặc Oresol (pha và dùng theo đúng hướng dẫn); nếu không muốn uống Oresol có thể thay thế bằng nước đun sôi để nguội, nước trái cây.
- Không sử dụng các dung dịch nước ngọt công nghiệp (không sản xuất từ hoa quả) để bù nước.
3. Tăng cường dinh dưỡng, ăn uống đủ chất, tăng cường ăn trái cây tươi, rau xanh.
4. Dùng các thuốc điều trị triệu chứng khi cần thiết:
- Ho nhiều: Có thể dùng các thuốc giảm ho từ thảo dược, hoặc thuốc giảm ho đơn thuần, hoặc thuốc giảm ho kết hợp kháng histamin…. Lưu ý chỉ định, chống chỉ định và các cảnh báo/thận trong khi sử dụng thuốc.
- Ngạt mũi, xổ mũi: xịt rửa mũi, nhỏ mũi bằng dung dịch natriclorua 0,9%.
- Tiêu chảy: chế phẩm vi sinh có lợi cho đường ruột (probiotic), men tiêu hóa.
5. Người đang điều trị bệnh nền theo đơn ngoại trú: tiếp tục sử dụng đơn thuốc theo hướng dẫn.
6. Các thuốc khác: thuốc kháng vi rút… dùng khi có chỉ định, kê đơn của nhân viên y tế.
7. Lưu ý:
- Không tự ý dùng thuốc kháng vi rút, kháng sinh, kháng viêm… khi chưa có chỉ định, kê đơn.
- Không xông cho trẻ em.
VỀ CHẾ ĐỘ SINH HOẠT, CẦN CHO TRẺ:
- Uống nước thường xuyên, không đợi đến khi khát mới uống nước;
- Tăng cường dinh dưỡng: ăn đầy đủ chất, ăn trái cây, uống nước hoa quả…Không bỏ bữa.
- Nên nghỉ ngơi.
CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG LÂY NHIỄM:
Người mắc COVID-19 và người chăm sóc hoặc người ở cùng nhà với người mắc COVID-19 thực hiện các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng lây nhiễm:
- Người mắc COVID-19 cần hạn chế tối đa ra khỏi phòng cách ly, nhưng không được ra khỏi nhà. Khi ra khỏi phòng cách ly phải mang khẩu trang, giữ khoảng cách với những người khác trong nhà.
- Người chăm sóc hoặc người nhà ở cùng nhà luôn mang khẩu trang, giữ khoảng cách khi phải tiếp xúc với người mắc COVID-19.
- Nơi cách ly giữ thông thoáng, hạn chế chế đề các đồ dùng vật dụng khó làm sạch (thú bông, giấy, bìa…) tại khu vực này.
- Rửa tay hoặc sát khuẩn tay thường xuyên. Khử khuẩn các vật dụng và bề mặt tiếp xúc thường xuyên như mặt bàn, tay nắm cửa, các thiết bị cầm tay, bồn cầu, bồn rửa… hàng ngày và khi dây bẩn.
- Phân loại, thu gom chất thải lây nhiễm đúng quy định.
Nguồn: Quyết định 604/QĐ-BYT ngày 14/3/2022 của Bộ Y tế