Lý giải về việc “dễ xúc động” và cách khắc phục – Her.vn

Chào mừng bạn đến với pgdgiolinhqt.edu.vn trong bài viết về Ta xuc dong chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.

Đôi khi bạn cảm thấy dễ xúc động, quá nhạy cảm mà không hề có lý do gì. Đó có thể là những cảm xúc bất chợt, hoặc là một phần trong tính cách của bạn. Bài viết này sẽ chỉ ra cho bạn lý do và cách khắc phục mỗi khi bạn dễ xúc động.

Tại Sao Bạn Lại Có Những Cảm Xúc Này?

Mọi thứ đều có nguyên do cả. Và cảm xúc của con người cũng vậy. Cảm xúc là những tín hiệu quan trọng giúp chúng ta xác định được nhu cầu của mình. Trong thời tiền sử, khi đi săn bắt và hái lượm, cảm xúc được sử dụng như một cách để bảo vệ bản thân khỏi những kẻ săn mồi và những nguy hiểm rình rập khác. Mặc dù chúng ta đã ở rất xa thời kỳ này, nhưng mọi cảm xúc vẫn hữu ích để giúp chúng ta nhận ra điều gì là tốt và xấu.

Dễ Xúc Động Không Phải Là Vấn Đề Nghiêm Trọng

Khi chúng ta nghĩ về cảm xúc như là tín hiệu, thì không có thứ cảm xúc nào gọi là tốt hay xấu cả. Tất cả cảm xúc là để thúc đẩy chúng ta, cung cấp cho chúng ta tín hiệu, và giúp ta kết nối với chính bản thân mình. Một số cảm xúc còn để biểu thị nỗi đau, do đó ta sẽ cảm thấy khó đối phó và chấp nhận hơn. Nhưng cảm xúc dù tốt hay xấu đều cần thiết để nhắc nhở ta cần phải thay đổi khi cần.

Điều có thể đẩy cảm xúc thành sự tiêu cực chính là do thiếu hiểu biết về cách đối phó với chúng. Điều quan trọng nhất là phải thừa nhận và xử lý cảm xúc của bạn để bạn có thể vượt qua thay vì bị mắc kẹt trong đó. Ví dụ như, một hành động bốc đồng để đáp lại cảm xúc sẽ gây nên hậu quả nghiêm trọng, thay vì bạn dành thời gian để suy nghĩ về cảm xúc đó và sẽ giúp bạn vượt qua được nhanh hơn.

Nói cách khác, việc dễ xúc động và nhiều cảm xúc là rất bình thường. Thiếu những cách để đối phó với cảm xúc mới là điều khiến bạn gặp rắc rối.

Xem thêm:  Bình giảng đoạn thơ sau trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Những Nguyên Do Khiến Bạn Dễ Xúc Động

Thiếu ngủ

Ngủ không đủ giấc sẽ khiến bạn khó xác định cảm xúc của mình. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng thiếu ngủ có thể ảnh hưởng đến quá trình xử lý cảm xúc. Ngoài việc cáu kỉnh và rối loạn tâm trạng, chứng mất ngủ còn liên quan đến quá trình suy nghĩ bị lặp đi lặp lại dẫn đến lo lắng quá mức.

Để cải thiện được chứng thiếu ngủ, hãy tạo một không gian ngủ dễ chịu, tránh ăn hoặc uống các thực phẩm có chứa caffeine vào cuối ngày. Và bắt đầu tắt các thiết bị di động ít nhất 30 phút trước khi ngủ để tạo thói quen.

Chế độ ăn uống

Nghiên cứu đã chứng minh được rằng thực phẩm có thể ảnh hưởng đến cả tinh thần ngoài thể chất của bạn. Điều đó có nghĩa là những gì bạn ăn sẽ có tác động nhất định đến cảm xúc của bạn, và phần nào ảnh hưởng tới sức khỏe tổng quát nữa.

Nếu bạn đang cảm thấy mất kiểm soát do cảm xúc, hãy xem xét lại chế độ ăn uống của bạn trong tuần qua. Và cần thay đổi những thực phẩm tốt cho tâm trạng và bớt lo lắng hơn.

Thiếu vận động

Tập thể dục và vận động thường xuyên đã được chứng minh là giúp điều chỉnh cảm xúc của bạn tốt hơn. Vì vận động cung cấp cho bạn các endorphin (hormone giúp tâm trạng hưng phấn) cần thiết và một tinh thần minh mẫn hơn. Bạn không cần phải tập những bài tập quá nặng, chỉ đơn giản là vận động và di chuyển cơ thể nhiều hơn sẽ giúp bạn có một giấc ngủ ngon và tốt cho tinh thần cùng tâm trạng của bạn hơn.

Bạn có thể tham khảo các bài tập tại nhà từ 5 phút đến 45 phút, từ cường độ thấp đến trung bình trên ứng dụng sức khỏe TGL của Her.

Stress

Nếu bạn đang trải qua những chuyện căng thẳng, stress kéo dài, đó chính là những tác nhân khiến bạn trở nên dễ xúc động, dễ cáu gắt và ủ rũ hơn. Căng thẳng mãn tính còn dễ gây nên tức giận lâu dài.

Những thay đổi trong cuộc sống

Những thay đổi trong cuộc sống sẽ có phần nào ảnh hưởng tới cảm xúc của bạn. Ví dụ như thay đổi nơi ở, những rắc rối trong mối quan hệ, hay khủng hoảng lớn của thế giới như đại dịch… đều có thể gia tăng tâm trạng lo lắng trong bạn và khiến bạn dễ xúc động hơn.

Xem thêm:  Tập làm văn lớp 4: Tả cây nho (Dàn ý + 8 mẫu) Tả giàn nho lớp 4

Nỗi buồn và những tổn thương

Khi một sự kiện bi thảm xảy ra trong cuộc sống, cảm xúc tích cực của bạn sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nghiên cứu đã chỉ rõ ra rằng, mọi người đều gia tăng cảm xúc sau khi bị những tổn thương lớn như bị tấn công, bị tai nạn, bệnh tật và thương tích. Cảm xúc của bạn có thể mất kiểm soát hoặc bạn có thể cảm thấy như không có cảm xúc gì cả. Cả 2 phản ứng này đều hoàn toàn bình thường.

Mất cân bằng nội tiết tố

Bất cứ ai đã từng trải qua giai đoạn mang thai đều đã cảm nhận được hormone có thể khiến cảm xúc của bạn tăng đột biến vào những thời điểm nhất định trong cuộc sống. Điều quan trọng là bạn phải biết rằng nguyên do của những cảm xúc vô thường này là do đâu, thường diễn ra vào khoảng thời gian nào để có những biện pháp lành mạnh nhằm xoa dịu chúng.

Trầm cảm và các bệnh lý về tinh thần khác

Trầm cảm và các bệnh lý về tinh thần khác có liên quan mật thiết đến việc điều chỉnh cảm xúc. Những người lo lắng thường thấy minh luôn gắn liền cảm xúc với nỗi sợ hãi về quá khứ hay tương lai, trong khi những người trầm cảm lại hay gặp phải những sự rối loạn trong tâm trạng. Việc kiểm tra sức khỏe và các bệnh lý tâm thần của bạn sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn phần nào cảm xúc của mình.

Di truyền

Cảm xúc cũng có phần nào do di truyền. Bạn sẽ có thiên hướng di truyền lại cảm xúc từ cha mẹ hay họ hàng của mình. Nếu bố mẹ hay họ hàng là người dễ xúc động, không ngoại trừ khả năng bạn cũng sẽ kế thừa những tính cách và cảm xúc này.

Bạn là người rất nhạy cảm (HSP)

Đó là lý giải hợp lý nhất. Theo nghiên cứu, có tới 20% dân số có thể là HSP – những người quá nhạy cảm. Những người quá nhạy cảm sẽ có những cảm nhận sâu sắc hơn về mọi vấn đề, và có xu hướng bộc lộ cảm xúc nhiều hơn.

Xem thêm:  Đóng vai Lê Lợi và kể lại Sự tích Hồ Gươm - Văn 6 (5 mẫu)

Cách Khắc Phục

Thay vì chôn vùi những cảm xúc này, hãy học cách vượt qua và hạn chế bằng những cách khắc phục dưới đây:

Chấp nhận cảm xúc của bạn

Thay vì bỏ qua, bạn hãy nhìn nhận thẳng thắn cảm xúc của mình bằng cách từ từ cảm nhận. Việc bạn phớt lờ đi cảm xúc của mình sẽ dễ dẫn đến căng thẳng bị dồn nén. Vậy nên, hãy bình tĩnh và cố gắng tìm ra nguyên nhân dẫn đến cảm xúc của bạn lúc này.

Xác định được cảm xúc của bạn

Hãy tự gọi tên cho cảm xúc mà bạn đang trải qua: niềm vui, sự tức giận, nỗi buồn hay nỗi cô đơn… Có những cảm xúc là cốt lõi và đã được lập trình bẩm sinh. Đó là buồn, sợ hãi, giận dữ, vui mừng, phấn khích, hưng phấn. Nhưng có những cảm xúc thuộc dạng ức chế, chúng ngăn bản trải qua những cảm xúc cốt lõi bình thường. Đó là xấu hổ, lo lắng và tội lỗi.

Việc xác định được rõ cảm xúc của mình sẽ mang đến cho bạn cái nhìn khách quan hơn và dễ dàng tìm ra cách khắc phục.

Nhận thức rằng cảm xúc này là tạm thời

Cũng giống như những cơn sóng lướt qua biển, cảm xúc này chỉ là thoáng qua, không phải là mãi mãi. Và bạn sẽ không phải trải qua cảm xúc này mãi mãi. Nó sẽ nhanh chóng trôi qua mà thôi.

Bạn có thể thử nghe bài thiền: “Thiền để giải thoát suy nghĩ tiêu cực” để vượt qua được những suy nghĩ và cảm xúc này.

Tìm hiểu nguồn gốc của cảm xúc

Bạn hãy dành thời gian suy nghĩ về những gì đã xảy ra và tìm hiểu đâu là nguyên nhân gây ra cảm xúc tiêu cực đó cho bạn.

Thiền với một câu thần chú

Hãy thiền và tâm niệm một câu thần chú trong đầu bạn. Thiền có thể giúp bạn kiểm soát được sự lo lắng, hạn chế được cảm xúc tiêu cực, và gia tăng hormone hạnh phúc.

Hãy tham khảo các bài Thiền trên ứng dụng TGL Her để tìm kiếm sự tĩnh lặng và bình an trong tâm hồn.

Rate this post

KevinNguyen

Kevin Nguyễn - Người quản trị nội dung web là một chuyên gia sáng tạo và chuyên nghiệp trong việc quản lý, phát triển và duy trì nội dung website. Với khả năng phân tích và đánh giá thông tin chính xác, anh/chị đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích và đáng tin cậy cho cộng đồng.