Đề cương về phương pháp giáo dục âm nhạc mầm non

Chào mừng bạn đến với pgdgiolinhqt.edu.vn trong bài viết về Phương pháp giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.

Người viết: Đặng Kim Ngân

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIÁO DỤC ÂM NHẠC TRƯỜNG MẦM NON

I. VAI TRÒ CỦA ÂM NHẠC TRONG QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH TRẺ EM

1. Âm nhạc là phương tiện giáo dục thẩm mỹ:

– Âm nhạc là một một bộ môn nghệ thuật giáo dục cho trẻ cái đẹp cái hay trong cuộc sống. Lời ca, giai điệu giúp trẻ tưởng tượng, tập nói lên cảm xúc của mình, diễn tả ý nghĩ, mơ ước, cảm xúc mạnh mẽ hay dịu dàng. Là phương tiện giáo dục thẩm mỹ có hiệu quả nhất.

– Những hình ảnh mang biểu trưng về cái đẹp như: bài Con chim non, Con gà trống, Hoa trường em, Sắp đến tết rồi, Cháu yêu bà…

Ví dụ: Ở bài “Lá xanh” trẻ cảm nhận vẻ đẹp của cây cối, thiên nhiên nơi đó có những chú bướm nô đùa với lá cây. Gió xào xạc làm rung những cành lá như vẫy gọi các em nhanh chân đến trường mầm non.

Nhịp điệu rắn rỏi của các bài hát hành khúc như “Làm chú bộ đội” “Chú bộ đội”… gợi cho trẻ niềm vui, hào hứng, phấn khởi.

Việc tích lũy những khái niệm đơn giản và riêng lẽ về âm nhạc cũng như số lượng tác phẩm mà trẻ được nghe, được học thuộc sẽ đặt những cơ sở đầu tiên của thị hiếu âm nhạcmfqa

2. Âm nhạc là phương tiện giáo dục đạo đức:

– Âm nhạc đã tác động đến tình cảm của con người nó làm thức tỉnh những tình cảm tốt nhất và làm cho tính tình dịu dàng hơn và tốt hơn, trong sạch, nhân hậu hơn hình thành tình cảm đạo đức. Các tác phẩm âm nhạc ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên, từ đó hình thành ở trẻ tình cảm yêu quê hương…

– Những điệu múa những bài hát của các dân tộc trên thế giới hình thanh ở trẻ tình hữu nghị. Qua tiếp xúc âm nhạc hành vi trẻ có ảnh hưởng bởi nền văn hoá xã hội như: lễ phép, tinh thần đoàn kết, yêu kính ông bà…

3. Âm nhạc là phương tiện thúc đẩy sự phát triển trí tuệ của trẻ:

– Cảm thụ âm nhạc gắn bó chặt chẽ với sự phát triển quan sát, nhạy bén. Trẻ tập trung nghe nhạc, so sánh âm thanh, làm quen với ý nghĩa biểu cảm của âm thanh đó, ghi nhớ những đặc điểm, tính chất của hình tượng âm nhạc.

– Trong khi tập hát, trẻ không chỉ tiếp thu về giai điệu, tiết tấu, lời ca, mà còn phát triển ngôn ngữ (phát âm chính xác, biểu cảm, mở rộng vốn từ). Các dạng hoạt động âm nhạc ở trường mầm non tùy theo đặc điểm lứa tuổi thông qua các bài học giáo dục âm nhạc ngày một khó dần, phức tạp dần đòi hỏi trẻ phải tích cục tư duy tưởng tượng , sáng tạo.

4. Âm nhạc là phương tiện góp phần phát triển thể chất: ( Phát triển sinh lí)

– Âm nhạc có ảnh hưởng đến quá trình hoàn thiện cơ thể trẻ… Trước hết, âm nhạc được coi là khả năng tốt nhất để phát triển tai nghe. Tính chất p/ dạng của âm nhạc gợi ra những qua hát, vận động theo nhạc, nghe nhạc, trò chơi âm nhạc.

– Âm nhạc được coi như là khả năng tốt nhất để luyện tai nghe.

– Vận động theo nhạc giúp trẻ vận động vững vàng, chạy nhẹ nhàng linh hoạt.

– Hát liên quan đến sự phát triển thể lực, củng cố cơ quan phát âm, thở sâu, tránh nói lắp đẩy mạnh chức năng hoạt động cơ quan phát thanh, hô hấp, hình thành giọng hát.

– Hát ảnh hưởng đến tư thế trẻ nên khi hát cần nhắc nhỡ trẻ ngồi thẳng, đứng thẳng, không gù.

II. ĐẶC ĐIỂM LỨA TUỔI VÀ KHẢ NĂNG ÂM NHẠC CỦA TRẺ MẦM NON

1. Trẻ dưới 1 tuổi:

– Trẻ sơ sinh đã biết nghe khi có tiếng động của xung quanh.

– 10 -12 ngày sau khi sinh đã có phản ứng với âm thanh.

– 2 tháng tuổi bắt đầu lắng nghe giọng nói.

– Trẻ 4- 5 tháng tuổi có thể phân biệt được âm thanh.

– 6 tháng tuổi trẻ bò đến nơi có âm thanh.

– Trẻ 1 tuổi hát u ơ theo người lớn, khả năng chú ý đến âm thanh rất ngắn.

2. Trẻ 2-3 tuổi:

– Trẻ tươi cười vui vẻ, thích thú chú ý lắng nghe nhạc

– Trẻ có thể phân biệt độ cao, thấp to nhỏ của âm thanh.

– Trẻ cảm thụ vài nét nhạc và trẻ hát theo người lớn, thể hiện sự cảm thụ âm nhạc như vẫy tay,..

3. Trẻ 3- 4 tuổi:

– Ngôn ngữ trẻ bắt đầu phát triển nên trẻ nói liên tục.

– Cảm xúc âm nhạc của trẻ tăng dần

– Trẻ có thái độ như thích thú, thán phục, bộc lộ rõ trong vận động như vỗ tay, dậm chân…

– Cảm giác tai nghe không giống nhau.

– Ở trẻ bắt đầu có sự phân hóa, 4 tuổi trẻ hứng thú vận động theo nhạc.

4. Trẻ 4-5 tuổi:

– Trẻ thể hiện tính độc lập cao và ham hiểu biết.

– Trẻ hiểu được yêu cầu thể hiện bài hát, múa, trẻ có khả năng ghi nhớ.

5. Trẻ 5 – 6 tuổi:

– Trẻ có khả năng phân biệt, so sánh những dấu hiệu phương tiện biểu hiện âm nhạc.

– Kinh nghiệm nghe nhạc của trẻ được tích luỹ.

– Sự cảm thụ âm nhạc của trẻ có sự định hướng.

– Trẻ thể hiện múa mềm dẻo uyển chuyển.

– Trẻ biết phối hợp vận động với tính chất âm nhạc.

III. NHIỆM VỤ GIÁO DỤC ÂM NHẠC

– Giáo dục hứng thú với âm nhạc: Biết cảm thụ âm nhạc thông qua các dạng hoạt động âm nhạc phong phú, hình thành thị hiếu âm nhạc ở trẻ.

– Dạy trẻ những kỹ năng cơ bản đơn giản và thói quen trong các dạng hoạt động âm nhạc

– Phát triển ở trẻ năng lực cảm thụ sự tập trung chú ý có khả diễn tả hứng thú và sự lựa chọn: Phát huy tính tích cực sáng tạo trong hoạt dộng âm nhạc.

– Những nhiệm vụ này có mối quan hệ gắn bó, hổ trợ nhau. Muốn thực hiện tốt việc giáo dục âm nhạc giáo viên phải có khả kiến thức âm nhạc, biết biểu diễn, biết đặc điểm tâm sinh lý trẻ để có phương pháp dạy thích hợp và giáo viên biết cách truyền đạt thật hấp dẫn và phù hợp với trẻ

IV. PHƯƠNG PHÁP CƠ BẢN TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC TRONG TRƯỜNG MẦM NON

1. Phương pháp trực quan thính giác qua trình bày tác phẩm:

– Đây là phương pháp đặc thù bởi vì âm nhạc chỉ có thể gợi cảm xúc tới người nghe khi được trình diễn. Tác phẩm hay cũng cần người trình bày tốt mới truyền cảm tới người nghe.

– Giáo viên không phải là nghệ sĩ biểu diễn nhưng tiếng đàn, giọng hát chuẩn xác, diễn cảm động tác điệu bộ phù hợp mang đến cho trẻ niềm vui sướng thán phục. Vì vậy giáo viên cần nghiên cứu tìm tòi, cách thể hiện sáng tạo, hình thức khác nhau để lôi cuốn trẻ mong muốn được tự thể hiện mình. Cần thể hiện các sắc thái: to – nhỏ; ngân – ngắt; to dần chậm lại ở cuối câu..

– Trong hoạt động múa – vận động, phương pháp này trẻ quan sát các điệu bộ thể hiện nội dung giáo của giáo viên và trẻ bắt chước và tích lũy những vận động mà trẻ sẽ có cơ hội thể hiện trong quá trình tham gia vào các hoạt động âm nhạc sau này.

2. Phương pháp dùng lời:

– Sử dụng lời nói để hướng tới ý thức của trẻ nên giáo viên cần phải diễn đạt mạch lạc, thong thả, cụ thể, dễ hiểu.

– Khi giới thiệu tác phẩm cho trẻ nghe hoặc bài trẻ chuẩn bị hát cần diễn giải sinh động, gây hứng thú (có thể kết hợp thơ, câu đố, trò chơi… có liên quan đến tác phẩm để tạo sự hấp dẫn).

– Khi hướng dẫn trẻ học hát, vận động dùng lời nói có tính chất hiệu lệnh, ngắn gọn. Cần có sự động viên, khích lệ trẻ.

– Sau khi trình bày tác phẩm phải giải thích đàm thoại, liên hệ giáo dục đồng thời phải đặt câu hỏi để kiểm tra khả năng cảm thụ âm nhạc.

3. Phương pháp thực hành nghệ thuật

– Trẻ học hát, vận động theo nhạc, tham gia trò chơi, hoạt động âm nhạc dưới sự hướng dẫn của giáo viên là kết quả của giáo dục âm nhạc. Từ khi trẻ còn nằm trong bụng mẹ cũng cần tiến hành cho trẻ hoạt động với âm nhạc vì khi hoạt động như thế sẽ giúp cho trẻ phát triển trí tuệ và năng khiếu.

– Trong khi luyện tập trẻ hát sai, tập chưa đúng khắc phục bằng cách nhắc nhỡ, giải thích và tập riêng cho trẻ. Có thể lúc đầu chưa đúng, thực hiện nhiều lần trẻ sẽ điều chỉnh những chổ chưa đạt. Trẻ rất dễ nhớ nhưng mau quên vì vậy cần phải cho trẻ luyện tập lặp lại nhiều lần. (hát, vận động). Nghe hát cũng cần được rèn luyện thường xuyên bằng nhiều hình thức khác nhau như nghe đàn, qua phương tiện nghe, nhìn giúp trẻ cảm thụ âm nhạc và để đánh giá khả năng tiếp thu âm nhạc bằng cách đặt câu hỏi, đàm thoại…

4. Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan:

– Trong quá trình hoạt động âm nhạc đều sử dụng đồ dùng trực quan. Vì đối với trẻ mẫu giáo đồ dùng đồ chơi là phương tiện hữu hiệu giúp trẻ nhận thức và thể hiện cảm xúc (đồ chơi, con rối, tranh ảnh… giới thiệu bài), phách tre, trống lắc để gõ đệm theo nhạc,mũ múa, bông múa, hóa trang trong khi múa… giúp trẻ tự tin, sinh động hấp dẫn hơn.

– Hoạt động âm nhạc sẽ kém hiệu quả nếu không có băng, đĩa hình. Trong quá trình dạy hát sử dụng đàn giúp trẻ hát đúng âm vực không cao quá hay thấp quá. Sửa câu hát bằng cách cho trẻ nghe giai điệu nhiều lần dần dần trẻ tự điều chỉnh tai nghe cho đúng.

– Đồ dùng có thể tự làm hoặc được trang bị nhưng tránh lạm dụng cần đưa ra đúng lúc đúng chỗ.

Câu hỏi ôn tập:

1. Hãy trình bày vai trò giáo dục của hoạt động âm nhạc trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách trẻ em

2. Trình bày đặc điểm lứa tuổi và khả năng âm nhạc của trẻ từ 0-3 tuổi và trẻ từ 3-6 tuổi.

3. Giáo dục âm nhạc trong trường mầm non cần chú trọng những nhiệm vụ nào?

4. Phân tích các phương pháp dạy học âm nhạc trong trường mầm non.

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP DẠY TRẺ CÁC HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC

Bài 1: NGHE NHẠC

I. Ý nghĩa của việc nghe nhạc:

– Nghe nhạc góp phần phát triển cảm xúc, hình thành thói quen nghe nhạc có kiến thức. Và mối liên hệ giữa âm nhạc và cuộc sống.

– Nghe nhạc là hoàn thiện phẩm chất trí tuệ và năng lực của trẻ. Để thưởng thức âm nhạc có hiệu quả cần có sự hướng dẫn, có sự chuẩn bị nhất định. Những ấn tượng thu được ở lứa tuổi này sẽ khơi dậy cảm xúc nhận thức với âm nhạc.

II. Khả năng nghe nhạc:

– Khả năng nghe nhạc của trẻ xuất hiện rất sớm. Khi mới vài tháng trẻ nghe nơi phát ra âm thanh và im lặng khi nghe mẹ ru.

– 2-3 tuổi nghe và hát theo những câu đơn giản.

– 3-4 tuổi thích nghe thể hiện sự hứng thú bằng nét mặt ngạc nhiên hay cử động theo nhưng nhanh chóng biến mất ít giữ lại ấn tượng.

– 4-5 tuổi tập trung chú ý, ít bộc lộ nhưng ghi nhớ và hay đàm thoại về nội dung bài hát.

– 5-6 tuổi hiểu được tính chất chung, thể hiện rõ sự lựa chọn bài mình thích và có thể giải thích tại sao thích nghe bài hát đó.

III. Nội dung nghe nhạc:

– Cần cho trẻ nghe các làn điệu của âm nhạc dân gian Việt Nam đặc sắc và phổ biến

– Nên luyện tai nghe cho trẻ bằng cách tập phản xạ định hướng với âm thanh: tiếng kêu các con vật, tiếng đàn…dưới hình thức trò chơi. Tiến tới nội dung chính của nghe là cho trẻ nghe bài hát, bản nhạc có sự hướng dẫn của cô.

IV. Hướng lựa chọn bài hát:

Muốn cho trẻ nghe nhạc có hiệu quả cần:

​+ Đảm bảo tính nghệ thuật của tác phẩm.

​+ Đảm bảo tính vừa sức và những cảm thụ âm nhạc của từng trẻ.

+ Đảm bảo tính giáo dục đạo đức, thẩm mỹ cho trẻ.

V. Phương tiện – Phương pháp hướng dẫn trẻ nghe nhạc:

1. Phương tiện dạy trẻ nghe nhạc:

– Giọng hát của giáo viên.

– Máy cassett. Ti vi. đĩa hát …

– Phòng học nhạc, các dụng cụ khác, để cho giáo viên dạy trẻ nghe trong giờ học nhạc, giờ vui chơi, đi dạo, sinh hoạt khác.

2. Phương pháp hướng dẫn trẻ nghe nhạc :

a. Nghe nhạc trực tiếp biểu diễn diễn cảm:

Trẻ nghe cô đàn, hát trực tiếp vì vậy đòi hỏi cô giáo hát thật diễn cảm, chính xác, hát một cách mềm mại tự nhiên, thể hiện đúng phong cách tác phẩm âm nhạc.

Xem thêm:  5 tuyệt chiêu 'làm nũng' mà phụ nữ nên biết để quyến rũ chồng

Trẻ được xem cô thể hiện qua nét mặt thể hiện cảm xúc.

b. Nghe qua phương tiện:

Có thể dùng đĩa hát, băng cassette, cho trẻ nghe bài hát, trích đọan tác phẩm âm nhạc, hoặc một hai câu nhạc.

Nghe bằng phương tiện sẽ mở rộng khả năng âm nhạc của trẻ và giới thiệu cho trẻ làm quen với các hình thức tiết tấu âm nhạc khác nhau ( dàn nhạc: violon, piano, kèn…)

VI. Các hình thức tổ chức nghe:

1. Nghe trong các thời điểm khác nhau:

Tổ chức nghe trong giờ đón trẻ, giờ chơi, giờ học, giờ nghỉ, giờ trả trẻ… với nội dung phù hợp các thời điểm.

2. Nghe trong giờ âm nhạc:

a. Nghe nhạc ở dạng kết hợp:

Trong các loại tiết học âm nhạc có trọng tâm là dạy hát, vận động theo nhạc, tiết tổng hợp, trò chơi âm nhạc thì giáo viên cần tập cho trẻ nghe lại các bài đã được nghe trong tiết học trước, trao đổi kĩ hơn nội dung âm nhạc, có thể nghe tiết tấu để đoán tên bài hát.

b. Nghe nhạc ở dạng tiết trọng tâm:

Ở lớp mẫu giáo tiêt học trọng tâm là nghe cô hát bài hát mới trong chương trình qui định

– Nghe nhạc ở tiết này có thể gồm 2 loại thanh nhạc và khí nhạc.

– Cần tổ chức linh hoạt phù hợp với khả năng chú ý của nhóm qua đó phát triển tai nghe âm nhạc.

– Có thể mời trẻ cùng tham gia phụ họa.

Ở nhà trẻ căn cứ vào khả năng nghe và chú ý của trẻ nhằm:

– Phát triển cảm xúc âm nhạc, tập cho trẻ biết lắng nghe âm nhạc. ( 19- 24 tháng )

– Mở rộng ấn tượng âm nhạc

VII. Chuẩn bị:

– Giáo viên tập hát

– Phân tích tác phẩm âm nhạc:

+ Nắm vững ý nghĩa, phong cách

+ Xác định sắc thái,tình cảm.

+ Xác định tính chất giai điệu bài hát.

– Luyện tập: cần thuộc kỹ tác phẩm, lựa chọn động tác điệu bộ, nét mặt, cử chỉ.

– Nếu có phần đệm đàn cần luyện tập

VIII. Các bước tiến hành:

1- Giới thiệu tác phẩm:

Là lời giới thiệu tên tác phẩm, tác giả của bài hát, gợi mở để trẻ dễ hình dung được tính chất nội dung của âm nhạc.

Các biện pháp: dùng lời, đọc thơ, kể chuyện, dùng tranh, đồ chơi minh hoạ, trò chuyện với trẻ về tác phẩm âm nhạc

2. Hát cho trẻ nghe (hoặc nghe nhạc không lời):

– Cô hát – trẻ nghe là hoạt động trực tiếp qua lại. Nên giáo viên cần hát diễn cảm, diễn đạt cảm xúc, sự trang trọng và âu yếm. Có thể thêm trang phục để tác động mạnh mẽ đến xúc cảm và nhận thức thẩm mỹ. Đây là phương pháp trình diễn nghệ thuật, vì vậy phụ thuộc vào khả năng giáo viên rất nhiều.

– Cho trẻ nghe qua băng nhạc. Nếu nghe nhạc không lời GV kết hợp dùng tranh, thú nhồi bông, con rối… minh họa theo nhịp điệu AN

– Cần tập cho trẻ biểu lộ cảm xúc khi nghe:

+ Hào hứng, chăm chú nghe.

+ Bộc lộ cảm xúc qua động tác, nét mặt.

+ Vỗ tay cảm ơn sau khi nghe.

3. Củng cố ấn tượng:

– Trò chuyện để trẻ ôn lại tên tác phẩm, tác giả, hình tượng âm nhạc .

– Dùng biện pháp so sánh, câu hỏi giúp trẻ nhớ lại nội dung âm nhạc.

– Kiểm tra trí nhớ âm nhạc bằng nhiều biện pháp sinh động khác.(như đặt tên bài hát)

Câu hỏi ôn tập:

1. Phân tích vai trò ý nghĩa của việc tổ chức cho trẻ nghe nhạc.

2. Phân tích đặc điểm khả năng nghe nhạc của trẻ theo từng độ tuởi.

3. Trình bày nội dung và phương pháp tổ chức cho trẻ nghe nhạc.

4. Trình bày các hình thức tổ chức nghe nhạc.

5. Trình bày các bước tiến hành cho trẻ nghe nhạc.

6. Cần lựa chọn và sử dụng tác phẩm như thế nào cho trẻ nghe?

Bài tập:

Sưu tầm các bài hát phù hợp với các chủ đề. Xem thông tin.

Tập dạy cách tổ chức cho trẻ nghe nhạc.

********

Bài 2: CA HÁT

I. Ý nghĩa của ca hát:

-Hát có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống, hát gần gũi và phù hợp với trẻ, có giá trị biểu hiện tình cảm cao vì nó tác động bằng âm nhạc và lời ca. Ca hát phản ánh cuộc sống sinh hoạt của con người.

-Quá trình dạy hát đòi hỏi hoạt động trí tuệ một cách phức tạp.

-Hoạt động hát có ảnh hưởng đến sự phát triển cơ thể trẻ, giúp cho trẻ thở sâu phát triển giọng cũng cố thanh quản, phát triển ngôn ngữ, phát triển tư duy, đặc biệt là sự tái hiện chính xác âm điệu, nhịp điệu, trí nhớ AN.

-Hát là quá trình tạo ra âm thanh cần có sự phối hợp tai nghe và giọng hát.

– Để giúp trẻ tự điều khiển giọng của mình, ta cần xác định âm vực giọng của từng lứa tuổi.

II. Đặc điểm giọng hát của trẻ

– Giọng hát của trẻ có đặc điểm vừa cao vừa yếu. Ơ trẻ phần cộng hưởng dưới chưa phát triển, phần cộng hưởng đầu lại phát triển.

– Trẻ chưa thể điều khiển hệ cơ thanh quản và hô hấp của mình, nên phát âm một số từ chưa rõ ràng.

III. Yêu cầu cần đạt khi dạy trẻ hát:

1 Sự phát triển nhạc cảm và kỹ năng

a. Tư thế hát:

Tư thế đẹp khi hát là đứng thẳng hay ngồi thẳng, đầu giữ thẳng, không căng cứng, không nghẹo cổ, miệng cần phải mở tròn, không mở quá to. Hàm dưới hơi tự do, môi linh hoạt, co dãn mềm mại.

b. Lấy hơi:

Cách thở đúng trong ca hát là hít vào một lượng hơi vừa đủ để hát hết câu, hát nhẹ nhàng

Hơi thở phải được củng cố ngay lúc hát, giáo viên phải theo dõi, điều khiển khéo léo để trẻ dễ dàng lấy hơi vào đầu câu hát.

c. Tạo âm:

Hát bằng giọng tự nhiên, âm thanh sáng sủa, không ức chế, nhẹ nhàng nhưng có độ vang nhất định không gào thét và căng thẳng.

d. Hát rõ lời:

– Trẻ hát các từ cần phải rõ, đúng, tiến tới rành mạch.

– Tập cho trẻ hát rõ lời nhưng vẫn giữ độ mềm mại duyên dáng trong khi hát.

e. Sự chính xác:

– Đối với trẻ trước tuổi học là sự nhắc lại đúng âm điệu và nhịp điệu.Hát chính xác phụ thuộc vào mức độ phát triển tai nghe nhạc và khả năng của các cơ quan phát âm.

– Giáo viên cần lựa chọn bài hát phù hợp cấu trúc, âm vực, làm mẫu chính xác, chia nhóm và cá nhân để giúp trẻ thực hiện đúng chi tiết

f. Sự hòa hợp:

– Khi hát tập thể, trẻ biết hòa giọng mình trong giọng chung qua việc điều chỉnh độ cao, độ mạnh nhẹ, nhịp độ hát, hát nhịp nhàng.

– Các biện pháp dạy trẻ hát đồng đều:

+ Cần tập trung sự chú ý của trẻ.

+ Giáo viên hát hoặc đánh dấu câu dạo đầu tay theo động tác chỉ huy để trẻ hát câu hát. chủ yếu cần dạy trẻ cảm thụ được âm nhạc và biết tự hát đúng âm điệu nhịp nhàng mà không cần chỉ huy.

2. Sự phát triển hoạt động hát ở từng độ tuổi:

– Trẻ 1- 18 tháng cho trẻ làm quen với ca hát bằng cách hát cho trẻ nghe, trẻ biểu hiện bằng giọng hát của mình u, ơ, hay gừ gừ theo.

– Trẻ 18-24 tháng bắt đầu hát theo cô những từ cuối câu nhạc tiết nhạc.

– Trẻ 3 – 4 tuổi: Cần hình thành tư thế hát đúng, hát bằng giọng tự nhiên, hát rõ các từ, biết hát đồng đều

– Trẻ 4 – 5 tuổi: Có tư thế hát đúng, hát mạnh dạn tự nhiên, hát rõ lời, đúng âm diệu, biết cách lấy hơi khi hát.

– Trẻ 5 – 6 tuổi: Biết giữ tư thế hát đẹp duyên dáng, biết cách lấy hơi hát đúng và rõ lời, hát hòa hợp diễn cảm đúng giai điệu, đúng nhịp điệu các bài hát có phong cách, tính chất khác nhau.

– Muốn cho trẻ phát triển giọng tốt cần rèn luyện thường xuyên đảm bảo vừa sức và vệ sinh.

IV. Lựa chọn sưu tầm bài cho trẻ hát :

1. Đặc điểm bài hát

a. Lời ca:

– Có nội dung theo chủ điểm giáo dục( gia đình, thực vật, động vật..) gắn với hiện tượng thiên nhiên nhiên, xã hội, các con vật quen thuộc, gần gũi trẻ, trường mẫu giáo

Hình thức ngôn ngữ cần đơn giản dễ hiễu ngắn gọn.

b. Âm nhạc:

Có hình tượng rõ ràng trong sự thống nhất với lời ca, có âm điệu, nhịp điệu dễ hát. Điệu thức cũng như cấu trúc điệu thức dân tộc.Cấu trúc nhà trẻ. MG Bé 9 -12 ô nhịp, MG Nhỡ và Lớn 12-20 ô nhịp. Am nhạc thường viết thể 1 đoạn đơn, tiết tấu vừa phải. Am vực của các bài hát lớp mẫu giáo phù hợp với sự phát triển giọng của trẻ, chỉ trong phạm vi quãng 6

c. Về cấu trúc:

​Trẻ 2-3 tuổi, 3-4 tuổi nên có cấu trúc dài 8-12 nhịp, 4-5 tuổi và 5-6 tuổi 12-20 nhịp.

d. Nguyên tắc lựa chọn:

Ngoài bài hát trong chương trình đã được qui định ta cần lựa chọn theo các nguyên tắc sau:

+ Bài hát phải đảm bảo được yêu cầu về giáo dục

+ Phải phù hợp với sở thích và khả năng hát của trẻ.

+ Âm vực phù hợp với tầm cử giọng trẻ.

+ Có thể dạy cho trẻ mẫu giáo lớn hát các bài hát nước ngoài nhưng với tỉ lệ hạn chế. Vì đối với trẻ mẫu giáo âm điệu xa lạ làm rối loạn sự hình thành âm hưởng dân tộc.

2. Phân chia các bài dạy theo nội dung

* Những bài hát thể hiện tình cảm yêu thương gần gũi, người thân, bạn bè:

– Bài hát về ông bà cha mẹ những mối quan hệ đầu tiên xuất hiện đầu tiên. khối lưng chiếm rất nhiều.

– Gồm những bài hát thể hiện cuộc sống, tâm tư tình cảm của trẻ, giao tiếp và hoạt động với bạn qua bài hát trẻ được cởi mở , bộc lộ chân thành, tự khẳng định được bản thân.

* Những bài hát giúp trẻ nhận bíêt MTXQ, ca ngợi thiên nhiên

– Bài hát nói về hiện tượng cuộc sống xung quanh trẻ, cho trẻ tiếp nhận dần những những hiểu biết trong đời sống phong phú, những ấn tượng đẹp mà trẻ đã và đang sống

* Những bài hát phản ánh sinh hoạt, tính chất hồn nhiên, ngộ nghĩnh của trẻ:

– Đã là trẻ con không thể không nói đến tính chất hồn nhiện ngộ nghĩnh. Vì thế những bài hát phản ánh sinh hoạt vui chơi ngộ nghĩnh hóm hỉnh như bài đồng dao thường lôi cuốn trẻ vào hoạt động âm nhạc.

V -Chuẩn bi dạy hát:

– Tập hát cho thật diễn cảm.

– Phân tích bài hát để:

+ Biết những từ trẻ hay phát âm sai.

+ Dự kiến những từ ngữ khó phát âm, dễ nhầm lẫn, những từ trẻ còn chưa hiểu…

– Luyện tập để thể hiện chuẩn xác, diễn cảm theo phong cách, tình cảm của bài hát.

VI – Cách tiến hành:

1-Làm quen bài hát:

1.1.Giới thiệu bài hát:

– Dùng hình thức đặt câu hỏi, trò chuyện, tranh ảnh, con rối, búp bê, đồ chơi để giới thiệu bài và tác giả bài hát.

– Riêng lớp mẫu giáo lớn giáo viên có thể giới thiệu trực tiếp tên bài hát và tác giả.

1.2.Hát mẫu:

-Giáo viên hát trọn vẹn bài hát thật diễn cảm và chính xác, nếu sử dụng nhạc cụ thì cháu sẽ thích thú hơn.

-Lần 1: Hát mẫu và giới thiệu nội dung bài hát, tính chất, giai điệu.

-Lần 2: Hát mẫu và minh họa bài hát.

2-Tập cho trẻ hát:

Có 2 cách dạy trẻ hát

Cách 1: Trẻ hát theo cô từ đầu đến cuối bài thong thả, rõ ràng (áp dụng đối với bài hát ngắn hoặc được làm quen từ trước)

Cách 2: Dạy hát hát liên tiếp từng câu: giáo viên hát câu 1 trẻ hát câu 1, giáo viên hát tiếp câu 2 trẻ tiếp tục hát câu 2, và cứ hát như thế cho đến hết bài (áp dụng cho những bài trẻ chưa biết, những bài hát hát dài)

-Lớp hát theo cô vài lần, nhóm, cá nhân hát.

-Tùy vào từng bài hát mà giáo viên tổ chức lớp hát.

3- Củng cố:

– Hỏi lại tên bài hát, tác giả.

– Hỏi lại nội dung, tính chất giai diệu của bài hát.

Câu hỏi ôn tập:

1. Hãy phân tích vai trò, ý nghĩa giáo dục của ca hát đối với trẻ mẫu giáo.

2. Đặc điểm giọng hát của trẻ có gì khác biệt so với người lớn? Từ đó hãy đưa ra những đặc điểm cơ bản về tính chất và thể loại âm nhạc của các bài hát dành cho trẻ.

3. Hãy trình bày những yêu cầu khi dạy trẻ học hát.

4. Hãy trình bày đặc điểm các bài dạy trẻ hát và nguyên tắc lựa chọn.

5. Hãy nêu cách tiến hành dạy trẻ học hát và những vấn đề cần quan tâm trong quá trình dạy hát.

6. Trước khi dạy trẻ cần chuẩn bị như thế nào? Cho ví dụ phân tích.

Bài tập:

– Sưu tầm các bài hát ở địa phương phù hợp với chủ đề.

– Nắm được đặc điểm cơ quan phát âm và tìm ra các từ khó phát âm hay lẫn lộn lời.

Xem thêm:  Phương pháp bảo toàn nguyên tố trong hóa học cực hay, có lời giải

– Tập dạy cách tổ chức cho trẻ ca hát.

Bài 3: VẬN ĐỘNG THEO NHẠC

I. Mục đích – ý nghĩa (múa ) vận động theo nhạc:

– Đối với trẻ mẫu giáo, do đặc điểm hồn nhiên, ham hoạt động nên mối quan hệ giữa âm nhạc và vận động được hình thành dễ dàng.

– Âm nhạc giữ vai trò chủ động, còn vận động là công cụ thể hiện hình tượng âm nhạc.

– Thông qua múa, trẻ bộc lộ cảm xúc để giao tiếp với xung quanh và cũng là giải phóng năng lượng.

– Múa là phương tiện góp phần tạo cơ sở hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ

– Vận động theo nhạc giúp trẻ phát triển cảm giác nhịp điệu.

– Vận động theo nhạc còn giúp trẻ có tri thức múa và tâm hồn của trẻ hồn nhiên trong trắng.

II. Đặc điểm và yêu cầu phát triển vận động theo nhạc:

1. Trẻ dưới một tuổi:

– Trẻ biết đứng, đi, dậm chân, vỗ tay, cầm nắm, lắc chuông, huơ bàn tay. nhưng trẻ chưa biết cách kết hợp vận động theo nhạc

– Cần có quá trình lập đi lập lại nhiều lần một động tác thì trẻ mới có phản ứng.

2. Trẻ hai tuổi:

Trẻ đi vững vàng hơn, chạy, leo trèo qua chướng ngại vật, trẻ rhực hiện nhiều vận động bằng tay và có thể làm lại một động tác theo một nhịp điệu nhất định. Ở trẻ tuổi này có thể chạy tại chổ theo lời ca

3. Trẻ 3 tuổi:

Vận động trẻ phong phú hơn, trẻ bắt đầu làm các động tác phối hợp đơn giản. Trẻ làm những động tác có biên độ lớn, mang tính đối xứng. trẻ khó thực hiện những động tác nhỏ, nhiều chi tiết.Trẻ vận động theo đội hình đã qui ước.

4. Trẻ 4 tuổi:

– Các vận động cơ bản đã hoàn thiện, khả năng vận động của các cơ lớn được phát triển.

– Trẻ biết làm các động tác phối hợp với bạn, động tác 1 chân, giữ thăng bằng

– Trẻ biết xoay xung quanh bạn, biết múa theo đội hình, các động tác vận động và múa phong phú hơn, biết chuyển đội hình đơn giản, nhảy chân sáo, đá chéo chân.

5. Trẻ 5 tuổi: Thực hiện được các động tác nhảy múa chuyển động từng đôi, từng chân nhảy về phía trước, vận động theo vòng tròn, biết mở, thu hẹp vòng tròn, nghĩ được các động tác riêng, phối hợp nhịp nhàng toàn thân với động tác tay và chân.

III. Các dạng vận động theo nhạc

1. Vận động theo nhạc:

– Vận động theo nhạc là những động tác đơn lẻ, biểu hiện cảm xúc, theo tính chất và nhịp độ, nhịp điệu âm nhạc có mang yếu tố múa.

– Vận động có thể có luật động nhất định do đã tích luỹ kinh nghiệm hoặc không có luật động mà tự do tùy hứng

– Vận động theo nhạc là mức độ đơn giản của múa, vừa sức với mọi lứa tuổi của trẻ.

– Vận động theo nhạc thường là những động tác biểu hiện tính chất nhịp điệu theo một nét nhạc, một tiết tấu nhất định của bài hát.

– Trong vận động theo nhạc các động tác vỗ tay, dậm chân phải tạo dáng khác với những động tác gõ nhịp trong âm nhạc.

– Như vậy giữa động tác của vận động theo nhạc và cách gõ nhịp có cùng mục đích là cảm nhận cảm xúc âm nhạc nhưng hoàn toàn khác nhau về yêu cầu.

– Vận động theo nhạc bắt đầu từ nhà trẻ đến mẫu giáo, làm cơ sở cho việc dạy trẻ học múa.

– Các dạng âm hình tiết tấu

+ Hình tiết tấu 1 (tiết tấu chậm)

+ Hình tiết tấu 2 (tiết tấu phối hợp)

+Hình tiết tấu 3 (tiết tấu nhanh)

2. Nhảy múa:

– Là dạng vận động có tác dụng rõ nét trong sự phát triển tính thẩm mỹ cho trẻ, hình thành tư thế, dáng điệu và động tác đẹp.

– Các bài múa vui chơi của trẻ rất đơn giản có một vài động tác, một động tác trên hai hoặc ba đội hình

– Bài múa được xây dựng trên cơ sở nội dung, tính chất nhịp điệu của bài hát.

– Đề tài các bài múa thường là miêu tả sinh hoạt, mô phỏng cuộc sống của trẻ, mô phỏng thiên nhiên và những điệu múa dân gian.

– Nhảy múa được sử dụng chủ yếu ở trẻ mẫu giáo, tuy nhiên 5 – 6 tuổi trẻ nhảy múa mới rõ ràng và phong phú hơn

– Ngoài ra múa và vận động theo nhạc còn được kết hợp với hát, nhạc để xây dựng các trò chơi âm nhạc trò chơi là hình thức củng cố và ôn luyện.

– Nhờ tích luỹ được các kinh nghiệm múa tốt, trẻ sẽ thực hiện các trò chơi đúng tính chất âm nhạc, các tình tiết trò chơi.

IV. Một số phương tiện dạy vận động theo nhạc

1. Gương soi:

Đây là phương tiện có hiệu quả khi dạy trẻ vận động theo nhạc, vì trong mỗi lớp có một gương to khi trẻ múa soi vào đó. Trước hết trẻ sẽ có khoái cảm tự thưởng thức, tự ngắm mình, sau đó trẻ có thể điều chỉnh động tác tư thế của mình. Qua đó giáo viên giải thích cho trẻ đứng như thế là đẹp hơn.

2. Giọng hát, máy catsette, đàn:

– Nói đến múa tức là âm nhạc vì vậy giọng hát của giáo viên là phương tiện đầu tiên để múa. Tuy nhiên việc vừa hát vừa múa sẽ chóng mệt và hạn chế khả năng dùng lời để điều khiển cháu. Do đó nên có đàn, có máy casette làm tăng hiệu quả của hoạt động múa.

– Khi bắt đầu tập bài múa thì giáo viên và trẻ hát. khi tương đối quen dần với bài hát thì sử dụng đàn hoặc máy catsette

3. Đạo cụ:

– Các bài múa cần có các đạo cụ để tăng thêm sức biểu hiện của nội dung

– Đạo cụ thường là đồ chơi, cờ, khăn,hoa, quạt, dù, trống… Những đạo cụ này làm tăng thêm sự hứng thú hoạt động múa.

IV – Chuẩn bi dạy vận động:

– Phân tích, tìm hiểu nội dung tác phẩm (cấu trúc, tiết tấu, giai điệu, nôi dung lời ca) để hình dung cách thể hiện tác phẩm bằng động tác, điệu bộ.

– Căn cứ vào khả năng vận động của trẻ theo nhóm tuổi.

– Giáo viên tập luyện cách vận động nhịp điệu.

– Chuẩn bị đồ dùng học tập cho trẻ.

– Soạn trình tự cách hướng dẫn trẻ vận động theo nhạc.

V – Cách tiến hành:

1- Dạy vận động vỗ tay, gõ đệm:

Bước 1: Cho trẻ hát bài hát 1 lần.

Bước 2: Cô giới thiệu vận động. Làm mẫu 2 lần, lần 2 phân tích cách vận động với vận động mới.

Bước 3: Cô cho trẻ thực hành luyện tập, vỗ tay theo nhịp đếm của cô từ chậm đến nhanh dần. Khi trẻ vỗ thuần thục cô đưa vào bài hát và cho lớp, tổ, nhóm, cá nhân luyện tập.

Bước 4: Cũng cố cho trẻ thực hành sáng tạo, hỏi lại tên bài hát và cách vận động.

2- Dạy múa:

Bước 1: Cho trẻ hát bài hát 1 lần.

Bước 2: Cô giới thiệu bài múa. Làm mẫu 2 lần, lần 2 phân tích từng động tác ứng với ứng với từng câu hát trong bài.

Bước 3: Cô cho trẻ lớp múa cùng cô vài lần, lần lượt đến từng tổ, nhóm, cá nhân thực hành luyện tập.

Bước 4: Cũng cố cho thực hành sáng tạo, hỏi lại tên bài hát và cách vận động.

*******

Câu hỏi ôn tập:

1. Trình bày đặc điểm khả năng vận động của trẻ mẫu giáo.

2. Hãy trình bày các dạng vận động theo nhạc của trẻ.

3. Hãy nêu phương pháp vận động theo nhạc cho trẻ mẫu giáo.

4. Các phương tiện cần có trong khi dạy vận động là những gì?

5. Hãy nêu cách tiến hành dạy trẻ vận động và những vấn đề cần quan tâm trong quá trình dạy hát.

6. Trước khi dạy trẻ cần chuẩn bị như thế nào? Cho ví dụ phân tích.

Bài tập:

– Tập các hình thức vận động: Vỗ tay theo phách, Vỗ tay theo nhịp, Vỗ tay theo tiết tấu chậm, Vỗ tay theo tiết tấu nha, Vỗ tay theo tiết tấu kết hợp .

– Tập vận động, múa cá nhân, nhóm các bài hát theo hướng dẫn trong chương trình Đổi mới giáo dục âm nhạc.

– Tập dạy cách tổ chức cho trẻ vận động theo nhạc và chú ý đến cách phân tích vận động.

Bài 4. TRÒ CHƠI

I. Mục đích, ý nghĩa của trò chơi và tính chất hoạt động:

– Trong trường mầm non, hoạt động vui chơi các trò chơi, luôn có trong sinh hoạt của trẻ. Việc chuyển tải nội dung tới trẻ bằng trò chơi luôn được chú trọng.

– Trò chơi âm nhạc được coi là hình thức hoạt động tích cực. Trò chơi âm nhạc là hoạt động âm nhạc tổng hợp có sử dụng các dạng hoạt động âm nhạc khác dưới hình thức hấp dẫn vừa sức và được trẻ ưa thích.

– Qua trò chơi âm nhạc, trẻ được động viên, được tự do thể hiện bản thân, những suy nghĩ và sáng tạo.

– Trò chơi âm nhạc có sự tham gia của nhiều trẻ là hình thức để kết hợp giáo dục trẻ tình đoàn kết

– Không khí hào hứng của cuộc chơi làm cho mọi trẻ đều vui vẻ sung sướng, những trẻ rụt rè nhút nhát thêm tự tin, yêu thương và hòa nhập cùng các bạn.

II. Các dạng trò chơi âm nhạc

1. Trò chơi với hát:

Nhằm phát triển ở trẻ hứng thú với hát, giáo dục tai nghe âm nhạc, trí nhớ âm nhạc, cảm giác nhịp điệu củng cố giọng hát và giúp trẻ biết thể hiện nội dung âm nhạc.

2. Trò chơi với nhạc cụ:

​Trò chơi với nhạc cụ được trẻ thích thú khơi dậy ở trẻ những kkả năng sáng tạo và hoạt động độc lập. Các nhạc cụ là phương tiện trực quan giúp trẻ làm quen với các yếu tố diễn tả âm nhạc.

​Trò chơi với nhạc cụ được thực hiện cho trẻ mẫu giáo nhỡ và lớn.

3. Các bước tổ chức:

a. Dạy trẻ chơi trò chơi mới:

Bước 1: Giới thiệu tên trò chơi.

Bước 2: Hướng dẫn cách chơi.

Giáo viên dùng lời nói dễ hiểu, ngắn gọn, để trẻ hiểu luật chơi.

Bước 3: Thực hành

Cho cả lớp chơi thử, sau đó cho trẻ chơi vài lần và có nhận xét

Bước 4: Củng cố trò chơi.

Cô hỏi lại tên trò chơi

Bước 5: Nhận xét buổi chơi.

b. Dạy trẻ trò chơi âm nhạc với nhạc cụ

Bước 1. Giới thiệu tên trò chơi với nhạc cụ và âm thanh của nhạc cụ, giáo viên có thể nói tên đàn và đàn cho trẻ nghe vài nét nhạc.

Bước 2. Giáo viên gọi tên nhạc cụ và cho trẻ làm quen với nhạc cụ.

Bước 3: giáo viên hướng dẫn trẻ cách cầm và cách gõ các nhạc cụ.

Bước 4: Tập cho trẻ đệm theo nhịp, theo phách với các bài hát đã học. Theo dõi và khuyến khích và sửa sai cho trè

Bước 5: Nhận xét buổi chơi

Câu hỏi:

1. Hãy phân tích mục đích, ý nghĩa, bản chất của trò chơi âm nhạc đối với trẻ mẫu giáo.

2. Trình bày các dạng trò chơi âm nhạc.

4.Trình bày cách tổ chức trò chơi âm nhạc cho trẻ mầm non.

Bài tập thực hành

​Tổ chức chơi theo nhóm các trò chơi âm nhạc trong chương trình hiện hành và các trò chơi tự thiết kế.

*******

CHƯƠNG III: CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC

Bài 1: TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC

Các nội dung giáo dục âm nhạc được sắp xếp thành bài học âm nhạc.Cấu trúc bài học âm nhạc gồm:

+ Hoạt động ca hát

+ Nghe nhạc

+ Vận động theo nhạc

+ Trò chơi âm nhạc.

Mỗi bài học âm nhạc sẽ được triển khai, thông qua các tiết học âm nhạc trong chương trình giáo dục âm nhạc của trẻ.

1. Hoạt động âm nhạc:

​Là hình thức cơ bản để chuyển tải nội dung giáo dục âm nhạc một cách có hệ thống. Trong hoạt động âm nhạc các hoạt động âm nhạc đều có yêu cầu và mức độ khác nhau.

2. Hoạt động âm nhạc ở nhà trẻ:

a. Tuổi từ 0 – 2 tuổi:

– Hoạt động chủ yếu là nghe nhạc, giáo viên hát cho trẻ nghe vừa hát vừa âu yếm, tạo cho trẻ cảm xúc âm nhạc

– Giáo viên gõ theo nhịp điệu các bài hát thiếu nhi, mẫu giáo, dân ca cho trẻ nghe. Bài học này được xếp vào kế hoạch chung trong sinh hoạt

b. Tuổi từ 2 – 3 tuổi:

– Giờ học trong hoạt động chơi tập có chủ định gồm 2 nội dung (một nội dung trọng tâm và một nội dung kết hợp) thời gian 10-15 phút.

+ Nội dung trọng tâm: Dạy hát – Nội dung kết hợp: Vận động theo nhạc (TC đơn giản)

+ Nội dung trọng tâm: Dạy vận động – Nội dung kết hợp: Nghe nhạc

+ Nội dung trọng tâm: Nghe nhạc – Nội dung kết hợp: Vận động theo nhạc (hoặc trò chơi âm nhạc)

​Sau mỗi chủ đề tổ chức hoạt động biểu diễn văn nghệ.

3. Hoạt động âm nhạc ở mẫu giáo:

Đối với trẻ mẫu giáo bài học không nhất thiết phải đủ 4 hoạt động mà tùy thuộc vào mức độ khó dễ của tác phẩm và khả năng của từng nhóm tuổi để chọn 1 hoạt động trọng tâm và 1, 2 hoặc 3 hoạt động kết hợp.

Xem thêm:  Phương trình C6h12o6 ra c2h5oh - Toppy.vn

Giáo viên phải linh hoạt lựa chọn nội dung trọng tâm

+ Nếu bài hát đa số trẻ chưa biết hoặc hát sai nhiều, cô tiến hành hoạt động dạy hát là trọng tâm.

+ Nếu bài hát trẻ đã biết, tiến hành dạy vận động bài đó.

+ Nghe hát là hoạt động trọng tâm khi giáo viên có đầu tư chuẩn bị.

Sinh hoạt văn nghệ sau chủ đề tùy thuộc vào thời gian chủ đề mà tổ chức 1-2 lần.

Một số gợi ý về hình thức tổ chức hoạt động trẻ mẫu giáo:

– Hoạt động: Dạy hát – Nội dung kết hợp: Nghe hát -Trò chơi âm nhạc

– Hoạt động: Vận động theo nhạc – Nội dung kết hợp: Nghe hát – Trò chơi âm nhạc

– Hoạt động: Nghe nhạc, nghe hát – Nội dung kết hợp: Dạy hát – Ôn vận động cũ (Ôn vận đông Trò chơi âm nhạc)

– Hoạt động sinh hoạt theo chủ đề (bao gồm các bài hát, điệu múa, trò chơi, bài thơ, câu đố … theo chủ đề đã học)

Để thực hiện có hiệu quả giáo viên cần căn cứ vào khả năng, đặc điểm của trẻ mà tổ chức cho trẻ hoạt động âm nhạc một cách tự nhiên, vui vẻ, phát huy tính tích cực, sáng tạo của trẻ. Nếu nội dung nào khó không cần nội dung tích hợp.

Câu hỏi:

1. Hoaït ñoäng aâm nhaïc là gì?

2. Hoaït ñoäng aâm nhaïc ôû nhaø treû vaø maãu giaùo khaùc nhau nhö theá naøo?

*********

Bài 2: ÂM NHẠC TRONG ĐỜI SỐNG HÀNG NGÀY

I. Ý nghĩa:

– Vấn đề quan trọng trong giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non là đưa âm nhạc vào đời sống hàng ngày của trẻ.

– Chất lương giáo dục âm nhạc thật sự đạt được khi trẻ biết sử dụng vốn âm nhạc vào trong mọi sinh hoạt hàng ngày, ở trường mầm non, gia đình.

II. Giáo viên hướng dẫn trẻ hoạt động âm nhạc ngoài giờ học:

1. Hát trước giờ tập thể dục sáng:

– Cho trẻ hát bài mang tính chất hành khúc làm giờ tập thể dục sáng của trẻ trở nên hưng phấn hơn trẻ được nghe nhạc.

– Tùy vào từng chủ điểm mà tuyển chọn các bài hát chẳng hạn chủ đề Trường MN thì cho trẻ nghe các bài như: Em đi mẫu giáo; Vui đến trường; Lời chào buổi sáng; Đi học; Bài ca đi học…

2. Trong giờ học khác:

Trong giờ học khác như môi trường xung quanh ta có thể hát bài hát nói về các con vật, hát bài Tập đếm trong khi học toán, hát bài Mưa mùa hạ khi vẽ mưa hay hoặc hát bài chữ o và chữ a khi dạy trẻ làm quen với chữ cái…

3. Sử dụng âm nhạc sau giờ học buổi sáng

a. Hát lúc dạo chơi:

Khi đi dạo đi tham giáo viên nên chọn vài hát trữ tình phù hợp cho trẻ hát để tạo sự thích thú khi ngắm cảnh hay bài Khúc hát dạo chơi, giờ ăn trưa thì hát bài Mời bạn ăn.

b. Hát cho trẻ nghe trước giờ ngủ trưa:

Giáo viên chọn các bài hát ru, dân ca để hát cho trẻ nghe khi lên giường ngủ.

c. Hát sau khi ngủ dậy:

Chọn các bài không lời mang tính chất vui vẻ, thanh thản nhôn nhịp

Caâu hoûi:

1. Khi toå chöùc aâm nhaïc trong ñôøi soáng haøng ngaøy manh laïi nhöõng yù nghóa gì cho trẻ?

2. Höôùng daãn aâm nhaïc ngoaøi giôø hoïc nhaèm muïc ñích gì?

3. Cần lựa chọn caùc baøi haùt tröôùc giôø theå duïc theá naøo? Laáy ví duï minh hoïa4. Sau giôø theå duïc saùng can löïa choïn nhöõng baøi haut theá naøo? Laáy ví duï laøm roõ.

********

Bài 3: HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC TRONG NGÀY LỄ – NGÀY HỘI

I. Ý nghĩa, nội dung ngày lễ,ngày hội, vai trò âm nhạc trong buổi lễ:

1. Ý nghĩa và vai trò âm nhạc trong ngày lễ, ngày hội:

– Là điều kiện, là phương tiện, giáo dục hiệu quả đến trẻ nhiều phương diện.

– Ngày lễ, được tổ chức tốt với hoạt động nghệ thuật phong phú đem lại niềm vui cho trẻ

– Khả năng cảm thụ âm nhạc của trẻ thêm sâu sắc, hiểu biết mở rộng kỹ năng và năng khiếu ở trẻ phát triển.

– Trẻ được chuẩn bị cho chương trình buổi lễ nhằm giáo dục tính đoàn kết giúp đở lẫn nhau.

2. Nội dung chương trình:

– Phát biểu về ý nghĩa của ngày lễ và lời chúc mừng. Cần nói ngắn gọn, dễ hiểu.

– Chương trình văn nghệ chủ yếu cháu hát, múa, diễn kịch, chơi trò chơi.

3. Vai trò âm nhạc trong ngày lễ ngày hội:

Âm nhạc giữ vai trò đặc biệt, trẻ hoạt động âm nhạc là cơ bản, buổi lễ sẽ thành công nếu có sự chuẩn bị tốt về phần âm nhạc.

II. Chuẩn bị:

– Thời gian chuẩn bị là 4-6 tuần là phù hợp nhất.

– Giáo viên cần thảo luận, thống nhất nội dung chương trình và phân công trách nhiệm cho từng công việc.

– Người phụ trách chung.

– Người dẫn chương trình

– Các tiết mục văn nghệ ở các lớp.

– Địa điểm tổ chức.

– Cách thức trang trí

– Chuẩn bị quà tặng cho trẻ​

III. Tiến hành:

-Buổi lễ được tổ chức vào buổi chiều ngày hôm trước ngày nghỉ lễ.

– Buổi lễ phải đảm bảo nguyên tắc vừa sức về hình thức và nội dung, về thời gian 40 – 45 phút.

– Trong ngày lễ các phòng được trang hoàng đẹp mắt, với các hình tượng vui tươi, cờ hoa, áp phích.

– Trong ngày lễ trẻ từ các phòng đi ra vào hội trường theo đội hình hướng dẫn.

– Sau bài hát tập thể vui tươi.

– Cô hiệu trưởng nói ý nghĩa ngày lễ và những lới chúc mừng đơn giản, chân thành, dễ hiểu, khơi gợi cảm xúc của trẻ.

– Người dẫn chương trình có thái độ vui vẻ, tạo không khí vui tươi, hào hứng. Mọi trẻ đón nhận chương trình đều phấn khởi vì mình vừa là diễn viên vừa là khán giả.

– Cần sử dụng nhạc cụ khi trẻ biểu diễn văn nghệ, nên có vài tiết mục của giáo viên, phụ huynh tham gia trong ngày lễ làm cho bầu không khí buổi lễ ấm cúng hơn.

– Việc được nhận quà làm cho trẻ vui vẻ.

– Buổi lễ qua đi nhưng ấn tượng về ngày lễ sẽ còn mãi trong ký ức trẻ.

Bài tập thực hành:

Sưu tầm các bài hát theo từng buổi lễ.

Lên kế hoạch chương trình văn nghệ cho ngày lễ, ngày hội.

*******

CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ BÀI SOẠN VÀ TẬP DẠY

I. Phân phối chương trình:​

– Chương trình giáo dục âm nhạc dành cho trẻ mẫu giáo gồm các hoạt động: dạy hát, hát cho trẻ nghe, vận động theo nhạc, trò chơi âm nạhc được kết hợp với nhau.

– Căn cứ vào chương trình của Vụ Mầm non các lớp mẫu giáo cần sử dụng cácc bài hát hướng vào các chủ đề sau:

– Quan điểm tích hợp cũng được thể hiện ở nội dung dạy theo các lĩnh vực gần gũi với nhau, lồng ghép các mặt giáo dục trong bày môn học

Ví dụ: Qua lời bài hát cho trẻ ôn lại số, giải thích đôi nét kiến thức về môi trường xung quanh hay đọc thơ có liên quan đến nội dung bài hát

II. Lập kế hoạch – Thiết kế bài soạn :

1. Lập kế hoạch:

a. Lập kế hoạch theo chủ đề giáo dục:

– Sưu tầm chọn tác phẩm.

– Tìm hiểu về nội dung như sắc thái tình cảm (vui nhôn, hay trữ tình…), âm vực, cấu trúc, dự kiến chỗ khó về âm điệu, nhịp điệu, lời ca dễ nhằm lẫn, khó phát âm.

– Đánh giá mức độ ca hát để xác định nội dung trọng tâm – nội dung kết hợp.

– Lựa chọn các hoạt động âm nhạc: tùy vào mức độ dài ngắn khó dễ và khả năng thể hiện cảm thụ của trẻ để cấu trúc bài có 1,2,4 hay 4 hoạt động. Đảm bảo thời gian tổ chức: 3-4 tuối 15-20 phút; 4-5 tuổi 20-25 phút; 5-6 tuổi 25-30 phút.

– Giáo dục tích hợp: Có sự phối hợp với các lĩnh vực phát triển khác, bổ trợ cho hoạt động hcính là hoạt động âm nhạc.

– Chuẩn bị đồ dùng

– Thiết kế bài soạn (lên kế hoạch cụ thể)

– Đảm bảo thống nhất các nội dung ôn bài cũ – dạy bài mới, kết hợp hài hòa giữa động và tĩnh, dự kiến những tình huống xảy ra.

– Thiết kế bài soạn phụ thuộc vào nghệ thuật của mỗi giáo viên. Trên cơ sở điều kiện thực tế của từng trường, từng lớp, năng lực giáo viên, khả năng tiếp thu của trẻ mà giáo viên xây dựng bài soạn cho phù hợp.

b. Cách thức thiết kế:

– Cần dựa vào một số tiêu chí về cấu trúc:

+ Xác định chủ đề.

+ Chủ đề nhánh.

+ Hình thức thể hiện (tập luyện kỹ năng hay sinh hoạt văn nghệ)

+ Nội dung bài học: xác định trọng tâm – kết hợp.

+ Dự kiến tích hợp các lĩnh vực khác.

+ Thời gian dạy

+ Đối tượng trẻ.

+ Người dạy.

@ Mục đích yêu cầu:

-Kiến thức: trẻ cần nắm được những gì ở các hoạt động hát, vận động, nghe, trò chơi.

– Kỹ năng: mức độ, yêu cầu thực hành các hoạt động trên như hát đúng nhạc, chính xác lời, vận động đúng nhịp điệu…

– Thái độ: Thái độ tham gia (niềm vui, thể hiện cảm xúc) và bài học giáo dục trẻ điều gì.

@ Chuẩn bị:

* Đồ dùng cô:

* Đồ dùng trẻ:

@ Cách tổ chức hoạt động:

Đối với hoạt động dạy hát là nội dung trọng tâm

HĐ 1:Ổn định – Đàm thoại chủ đề – Giới thiệu bài

HĐ 2: Dạy hát

– Lần 1: Cô hát + Đệm đàn (nhạc không lời).

– Nêu nội dung và tính chất bài hát.

– Lần 2: Cô hát + minh họa + nhạc không lời

– Mời lớp, tổ, nhóm cá nhân hát (cô chú ý sửa sai cho trẻ về lỗi phát âm + lời bài hát…)

– Mời trẻ vận động sáng tạo ( Lớp, nhóm)

– Cũng cố – Giáo dục

HĐ 3: Nghe hát

– Dẫn dắt vào bài

– Lần 1: Cô hát + Đệm đàn (nhạc không lời).

– Nêu ngắn gọn nội dung.

– Lần 2: Cho trẻ nghe ca sĩ hát + Cô múa minh họa.

– Lần 3: Nghe ca sĩ hát + Cô và trẻ minh họa (động tác minh họa đơn giản)

– Cũng cố – Giáo dục.

HĐ 4: Trò chơi

Nếu trò chơi mới:

– Giới thiệu tên trò chơi.

– Cách chơi (Giải thích)

– Chơi thử – Chơi thật vài lần.

– Cũng cố.

Nếu trò chơi trẻ đã biết

– Giới thiệu tên trò chơi.

– Hỏi lại cách chơi.

– Tiến hành chơi vài lần.

– Cũng cố

HĐ 5: Tích hợp

Đối với hoạt động dạy vận động là nội dung trọng tâm

HĐ 1:Ổn định – Đàm thoại chủ đề

HĐ 2: Dạy vận động

– Cho trẻ nghe 1 đoạn nhạc đoán tên bài hát – tác giả.

– Lớp hát 1 lần.

– Lần 1: Cô hát + múa (vỗ tay) + nhạc không lời.

– Lần 2: Giải thích cách vỗ tay (múa).

– Mời lớp, tổ, nhóm cá nhân hát +minh họa (cô chú ý sửa sai cho trẻ về cách vỗ tay (múa))

– Mời trẻ vận động sáng tạo ( Lớp, nhóm)

– Cũng cố – Giáo dục

HĐ 3+4+5:Giống dạy hát là trọng tâm.

Đối với hoạt động nghe hát là nội dung trọng tâm

HĐ 1:Ổn định – Đàm thoại chủ đề – Giới thiệu bài

HĐ 2: Nghe hát

– Lần 1: Cô hát + Đệm đàn (nhạc không lời).

– Nêu nội dung, giai điệu bài hát.

– Lần 2: Cho trẻ nghe ca sĩ hát + Cô múa minh họa.

– Lần 3: Nghe ca sĩ hát + Cô và trẻ minh họa (động tác minh họa đơn giản)

– Cũng cố bài hát, giai điệu – Giáo dục.

HĐ 3: Dạy hát (ôn vận động cũ)

– Gợi ý hỏi lại tên bài hát (bài vận động)

– Mời lớp, tổ, nhóm, cá nhân hát (vận động).

– Cũng cố.

HĐ 4+5:Giống dạy hát là trọng tâm.

Đối với hoạt động sinh hoạt văn nghệ sau chủ đề

HĐ 1:Ổn định – Đàm thoại chủ đề

HĐ 2: Tổ chức cho trẻ hát các bài hát theo chủ đề, đối với bài vừa dạy gần nhất thì cho trẻ ôn nhiều lần hơn, còn các bài còn lại thì ôn lại 1-2 lần nhưng trước khi tổ chức cho trẻ ôn lại các bài phải nhắc lại sơ lược về nội dung bài hát.

HĐ 3: Nghe hát

– Dẫn dắt vào bài.

– Lần 1: Cô hát + minh họa.

– Lần 2: Nghe ca sĩ hát + Cô và trẻ minh họa (động tác minh họa đơn giản)

HĐ 4: Trò chơi âm nhạc

– Giới thiệu tên trò chơi.

– Hỏi lại cách chơi.

– Tiến hành chơi vài lần.

– Cũng cố

HĐ 5: Tích hợp

Bài tập thực hành:

Thiết kế bài dạy các lứa tuổi nhà trẻ-mẫu giáo với các nội dung trọng tâm khác nhau và tập dạy.

Tham khảo them tài liệu các hoạt động âm nhạc âm nhạc.

Tài liệu tham khảo

Phạm Thị Hòa. Giáo trình phương pháp giáo dục âm nhạc trong trường MN. Nhà xuất bản Giáo dục, 2007

Vũ Tuấn Anh – Trần Thị Thu Dung. Hoạt động âm nhạc. Nhà xuất bản Hà Nội, 2009

Lê Thị Đức – Lý Thu Hiền – Phạm Thị Hòa. Các hoạt động âm nhạc của trẻ mầm non. Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam

Rate this post

KevinNguyen

Kevin Nguyễn - Người quản trị nội dung web là một chuyên gia sáng tạo và chuyên nghiệp trong việc quản lý, phát triển và duy trì nội dung website. Với khả năng phân tích và đánh giá thông tin chính xác, anh/chị đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích và đáng tin cậy cho cộng đồng.