Tính giá xuất kho phương pháp bình quân gia quyền – Kế Toán Hà Nội

Chào mừng bạn đến với pgdgiolinhqt.edu.vn trong bài viết về Phương pháp bình quân gia quyền liên hoàn chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.

Tính giá xuất kho phương pháp bình quân gia quyền là một trong 3 phương pháp tính giá theo chế độ kế toán hiện hành. Doanh nghiệp áp dụng cách tính giá bình quân gia quyền có thể áp dụng một trong 2 cách: Một là tính giá xuất kho bình quân gia quyền cả kỳ; Hai là tính giá xuất kho bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập (bình quân liên hoàn).

Trong bài viết này chúng ta cùng nghiên cứu Nội dung của Tính giá xuất kho phương pháp bình quân gia quyền theo cả 2 cách; Ví dụ mô tả Tính giá xuất kho phương pháp bình quân gia quyền theo cả 2 cách; Ưu và nhược điểm của phương pháp tính giá bình quân này.

Nội dung Tính giá xuất kho phương pháp bình quân gia quyền.

Giá thực tế xuất kho tính theo phương pháp bình quân gia quyền được tính theo công thức sau:

Giá thực tế xuất kho từng loại = Số lượng xuất kho từng loại x Giá đơn vị bình quân

Theo công thức trên ta thấy >>> Để tính được giá thực tế xuất kho, thì chúng ta phải tính được Giá đơn vị bình quân. Tùy theo Doanh nghiệp tính giá xuất kho bình quân gia quyền theo cách nào thì sẽ có cách tính Giá đơn vị bình quân tương ứng. Chúng ta cùng nghiên cứu từng cách tính cụ thể như sau.

Tính giá xuất kho phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ.

Nếu DN áp dụng tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân cả kỳ sự trữ thì Giá đơn vị bình quân được xác định theo công thức sau: Giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ = Giá thực tế tồn đầu kỳ từng loại + Giá thực tế nhập trong kỳ từng loại Số lượng thực tế tồn đầu kỳ từng loại + Số lượng thực tế nhập trong kỳ từng loại

Ưu điểm của Tính giá xuất kho phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ là đơn giản, dễ làm.

Xem thêm:  C2H4 + H2O → C2H5OH - THPT Lê Hồng Phong

Nhược điểm của Tính giá xuất kho phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ là độ chính xác không cao. Công việc tính toán dồn vào cuối tháng, gây ảnh hưởng đến công việc quyết toán nói chung, đồng thời sử dụng phương pháp này cũng phải tiến hành tính giá theo từng danh điểm nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ.

Ví dụ mô tả Tính giá xuất kho phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ.

Tại Công ty CP Kế Toán Hà Nội, trong T2/2019 có số liệu sau:

  • Vật liệu A tồn kho kho đầu T2/2019: 3.000 kg với đơn giá 15.000 đ/kg.
  • Tổng nhập trong T2/2019 của Vật liệu A là: 4.000 kg với đơn giá 15.500 đ/kg.
  • Tổng xuất trong T2/2019 của Vật liệu A là: 6.000 kg.
  • Công ty CP Kế Toán Hà Nội tính giá xuất kho phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ.

Với số liệu trên, Kế Toán Hà Nội tính trị giá xuất kho 6.000 kg Vật liệu A như sau:

* Tính giá bình quân 1 kg Vật liệu A là: = (3.000 kg x 15.000 đ/kg) + (4.000 kg x 15.500 đ/kg) = 15.286 đ/kg 3.000 kg + 4.000 kg * Tính trị giá thực tế xuất kho 6.000 kg Vật Liệu A là: = 6.000 kg x 15.286 đ/kg = 91.716.000 đ

Tính giá xuất kho phương pháp bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập (bình quân liên hoàn).

Theo phương pháp này, thì sau mỗi lần nhập, phải xác định đơn giá bình quân của từng loại nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa. Sau đó căn cứ vào đơn giá bình quânsố lượng nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa xuất kho giữa 2 lần nhập kế tiếp để xác định trị giá thực tế của hàng xuất kho.

Nếu DN áp dụng tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân sau mỗi lần nhập (bình quân liên hoàn) thì: Giá đơn vị bình quân được xác định theo công thức sau: Giá đơn vị bình quân sau mỗi lần nhập = Giá trị thực tế từng loại TỒN sau mỗi lần nhập Số lượng thực tế từng loại TỒN sau mỗi lần nhập

Xem thêm:  Cách đăng ký làm lý lịch tư pháp số 1 & số 2 (trực tiếp - online)

Ví dụ mô tả Tính giá xuất kho phương pháp bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập (bình quân liên hoàn).

Để hiểu rõ hơn về Tính giá xuất kho phương pháp bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập (bình quân liên hoàn). Chúng ta cùng nghiên cứu ví dụ sau:

Tại Công ty TNHH Kế Toán Hà Nội trong tháng 3/2019 có số liệu sau:

– Ngày 1/3/2019 nguyên liệu A tồn kho đầu kỳ: 3.000 kg, đơn giá 3.200 đ/kg, tổng trị giá 9.600.000 đ.

– Ngày 3/3/2019 nhập kho nguyên liệu A là: 6.000 kg, đơn giá 3.500 đ/kg, tổng giá trị là: 21.000.000 đ.

– Ngày 4/3/2019 xuất kho nguyên liệu A là: 5.000 kg.

– Ngày 7/3/2019, nhập kho nguyên liệu A 5.000 kg, đơn giá: 2.800 đ/kg, trị giá 14.00.000 đ.

– Ngày 15/3/2019 xuất kho 2.000 kg nguyên liệu A.

Công ty Thực hiện Tính giá xuất kho phương pháp bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập (bình quân liên hoàn) như sau:

– Ngày 3/3/2019 nhập kho nguyên liệu A là: 6.000 kg, đơn giá 3.500 đ/kg, tổng giá trị là: 21.000.000 đ.

Vì Công ty tính giá bình quân sau mỗi lần nhập >>> nên tại ngày 3/3/2019, xác định giá đơn vị bình quân 1 kg nguyên liệu A là: = 9.600.000 đ + 21.000.000 đ = 3.400 đ/kg 3.000 kg + 6.000 kg

– Ngày 4/3/2019 xuất kho nguyên liệu A là: 5.000 kg.

Tại ngày 4/3/2019, Công ty phải tính được các chỉ tiêu: Giá trị xuất kho, giá trị tồn kho và số lượng tồn kho của nguyên liệu A.

+ Giá trị 5.000 kg nguyên liệu A xuất kho ngày 4/3/2019 = 3.400 đ x 5.000 kg = 17.000.000 đ.

+ Giá trị nguyên liệu A tồn kho cuối ngày 4/3/2019 = 9.600.000 đ + 21.000.000 đ – 17.000.000 đ = 13.600.000 đ.

+ Số lượng nguyên liệu A tồn kho cuối ngày 4/3/2019 = 3.000 kg + 6.000 kg – 5.000 kg = 4.000 kg.

– Ngày 7/3/2019, nhập kho nguyên liệu A 5.000 kg, đơn giá: 2.800 đ/kg, trị giá 14.00.000 đ.

Vì Công ty tính giá bình quân sau mỗi lần nhập >>> nên tại ngày 7/3/2019, xác định giá đơn vị bình quân 1 kg nguyên liệu A là: = 13.600.000 đ + (5.000 kg x 2.800 đ/kg) = 3.067 đ/kg 4.000 kg + 5.000 kg

– Ngày 15/3/2019 xuất kho 2.000 kg nguyên liệu A.

Xem thêm:  8 cách làm hạ huyết áp nhanh tại nhà không dùng thuốc • Hello Bacsi

Tại ngày 15/3/2019, Công ty phải tính được các chỉ tiêu: Giá trị xuất kho, giá trị tồn kho và số lượng tồn kho của nguyên liệu A.

+ Giá trị 2.000 kg nguyên liệu A xuất kho ngày 15/3/2019 = 2.000 đ x 3.067 đ /kg = 6.134.000 đ.

+ Giá trị nguyên liệu A tồn kho cuối ngày 15/3/2019 = 13.600.000 đ + 14.000.000 đ – 6.134.000 đ = 21.466.000 đ.

+ Số lượng nguyên liệu A tồn kho cuối ngày 15/3/2019 = 4.000 kg + 5.000 kg – 2.000 kg = 7.000 kg.

Như vậy ta thấy nếu DN áp dụng Tính giá xuất kho phương pháp bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập (bình quân liên hoàn) thì. >>> Cứ sau mỗi lần nhập kho chúng ta lại xác định lại đơn giá bình quân của từng loại nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa; Sau mỗi lần xuất kho chúng ta phải xác định Giá trị xuất kho, giá trị tồn kho và số lượng tồn kho.

Ưu nhược điểm.

Ưu điểm của Tính giá xuất kho phương pháp bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập (bình quân liên hoàn): là Đơn giá bình quân được tính toán sát thời điểm, cung cấp kịp thời thông tin cho mỗi nghiệp vụ.

Nhược điểm của Tính giá xuất kho phương pháp bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập (bình quân liên hoàn) là công việc tính toán nhiều, mất nhiều thời gian và công sức. Phương pháp chỉ phù hợp với DN có ít chủng loại hàng tồn kho, khối lượng nhập xuất ít.

Trên đây các bạn đã xem Tính giá xuất kho phương pháp bình quân gia quyền, theo 2 cách đó là: Tính giá xuất kho phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ và Tính giá xuất kho phương pháp bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập (bình quân liên hoàn). Chúc bạn thành công trong công tác quản lý kho hàng của mình. Bạn có thể tham khảo về CHỨNG CHỈ ĐẠI LÝ THUẾ để có kiến thức toàn diện hơn về Kế Toán Thuế.

Xem thêm tính giá xuất kho theo phương pháp nhập trước xuất trước.

Xem thêm tính giá xuất kho theo phương pháp đích danh.

Rate this post

KevinNguyen

Kevin Nguyễn - Người quản trị nội dung web là một chuyên gia sáng tạo và chuyên nghiệp trong việc quản lý, phát triển và duy trì nội dung website. Với khả năng phân tích và đánh giá thông tin chính xác, anh/chị đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích và đáng tin cậy cho cộng đồng.