5M là gì? Ứng dụng mô hình 5M trong quản lý doanh nghiệp – Glints

Chào mừng bạn đến với pgdgiolinhqt.edu.vn trong bài viết về Phương pháp 5m chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.

Đối với quá trình sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp hiện nay, mô hình quản lý 5M là một trong những phương pháp quan trọng. 5M dần được các doanh nghiệp quan tâm và ứng dụng phổ biến hơn.

Tuy nhiên, khái niệm này có vẻ khá xa lạ nếu bạn chưa có cơ hội tiếp xúc và sử dụng nó. Vậy, để giải thích một cách chính xác thì 5M là gì? Phương pháp này đóng vai trò như thế nào đối với hoạt động quản lý của doanh nghiệp? Cùng Glints tìm hiểu ngay!

Định nghĩa 5M là gì?

Mô hình 5M của nhà lãnh đạo là khái niệm được sử dụng phổ biến trong các doanh nghiệp. Đây là một phương pháp quản lý quan trọng với hiệu quả đã được chứng minh và áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực kinh doanh của các doanh nghiệp hiện nay trên thị trường.

5M thể hiện 5 yếu tố quan trọng trong doanh nghiệp, bao gồm:

  • Material: nguyên vật liệu, linh kiện cần thiết cho quá trình tạo ra sản phẩm
  • Machine: máy móc, thiết bị hỗ trợ cho quá trình tạo ra sản phẩm
  • Man: yếu tố con người trong quá trình vận hành máy móc và sử dụng nguyên liệu để tạo ra sản phẩm
  • Method: phương pháp, cách thức dùng để tạo ra sản phẩm.
  • Measurement: đo lường, kiểm tra sản phẩm sau khi được hoàn thiện

Đọc thêm: 3D5S Là Gì? Vận Dụng 3D5S Như Thế Nào Trong Quản Trị Kinh Doanh?

Ý nghĩa cụ thể của các yếu tố trong 5M

Hiểu rõ các yếu tố 5M sẽ giúp cho doanh nghiệp dễ dàng vận dụng vào quá trình quản lý trên thực tế một cách đầy đủ và hiệu quả. Từ đó, các hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp cũng được thúc đẩy mạnh mẽ hơn.

Cùng tìm hiểu chi tiết về 5 yếu tố của mô hình 5M và cách thực hiện từng yếu tố trong sản xuất, kinh doanh.

Material: Nguyên vật liệu

Đây là yếu tố bắt buộc mà mỗi doanh nghiệp đều phải có để có thể tạo ra sản phẩm. Nguyên vật liệu, linh kiện luôn là sự ưu tiên hàng đầu mà doanh nghiệp luôn phải đảm bảo đầy đủ, không sai lệch để không làm ảnh hưởng đến chất lượng và số lượng của sản phẩm được tạo ra.

Xem thêm:  Được coi là "thế hệ công nghệ", nhưng sinh viên bây giờ đến lưu

Do đó, việc kiểm tra đầy đủ và thường xuyên các nguyên vật liệu, linh kiện có vai trò rất quan trọng đối với quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Để đảm bảo yếu tố này, những người quản lý của doanh nghiệp cần xây dựng các khung tiêu chuẩn, quy định về việc lưu trữ, sử dụng, bảo quản các nguyên vật liệu, linh kiện cho phù hợp. Vì vậy, việc điều phối, quản lý và vận hành ở các bước tiếp theo sẽ được thực hiện suôn sẻ hơn.

Khi có sai sót xảy ra, người quản lý cần kịp thời rà soát lại để tìm hiểu nguyên nhân xảy ra lỗi, từ đó có thể đề xuất những giải pháp khắc phục phù hợp.

Machine: Thiết bị, máy móc

Yếu tố thứ hai – máy móc, thiết bị là những công cụ cần thiết hỗ trợ cho toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh được diễn ra hiệu quả hơn. Hiệu quả sản xuất sản phẩm giúp doanh nghiệp có thể đáp ứng tối đa nhu cầu của thị trường với những sản phẩm chất lượng.

Vì vậy, để duy trì hiệu quả hoạt động, tính chính xác của hệ thống máy móc, thiết bị, doanh nghiệp cần phải thường xuyên thực hiện:

  • Giám sát thường xuyên và kỹ càng về tính chính xác, ổn định của hệ thống máy móc, thiết bị trong suốt quá trình hoạt động.
  • Xây dựng các tiêu chuẩn kiểm tra và đảm bảo hiệu năng ổn định của máy móc, thiết bị.
  • Thực hiện bảo dưỡng, kiểm tra toàn bộ hệ thống máy móc, thiết bị theo định kỳ để cải tiến, sửa chữa hoặc thay mới để nhu cầu sản xuất sản phẩm được thực hiện liên tục và liền mạch.

Man: Người thực hiện

Yếu tố con người chính là trung tâm tạo nên tính kết nối, liền mạch của toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh. Đây chính là nguồn lực quan trọng thực hiện những nhiệm vụ mà các máy móc, thiết bị không thể thay thế được.

Yếu tố con người đóng vai trò điều khiển máy móc, điều chỉnh hoạt động của thiết bị để quá trình sản xuất được thực hiện chính xác, tạo ra những sản phẩm chất lượng đạt yêu cầu.

Xem thêm:  Kế toán kho sẽ phải thực hiện những công việc gì?

Đồng thời, con người cũng cần có sự am hiểu về các máy móc, thiết bị, nắm rõ quy tắc hoạt động, cách sử dụng đúng để có thể vận hành, điều chỉnh chính xác.

Vì vậy, doanh nghiệp, người quản lý có thể thường xuyên tổ chức các buổi đào tạo, huấn luyện giúp nhân viên cập nhật kiến thức, nâng cao tay nghề, kỹ năng chuyên môn để mang lại hiệu suất tối ưu trong công việc và tăng hiệu năng hoạt động của quá trình sản xuất.

Đọc thêm: Làm Sao Để Thu Hút Nhân Tài Cho Doanh Nghiệp Đạt Hiệu Quả

Method: Phương pháp thực hiện

Một yếu tố M quan trọng khác – “phương pháp thực hiện” sẽ giúp cho doanh nghiệp biết rõ cách thức để hoàn thiện sản phẩm, đảm bảo chất lượng cũng như số lượng đã được đặt ra theo yêu cầu.

Yếu tố “phương pháp” cũng đề cập đến những tiêu chuẩn, quy định cần có để đảm bảo không xảy ra sai sót, hạn chế rủi ro ở mức tối đa trong quá trình sản xuất, vận hành của doanh nghiệp.

Để đạt được yếu tố này, những người quản lý trong doanh nghiệp cần xây dựng nên một hệ thống các tiêu chuẩn, chuẩn mực làm thước đo và xây dựng tiến trình kiểm duyệt tương ứng với các tiêu chuẩn này.

“Phương pháp” đóng vai trò là kim chỉ nam để định hướng toàn bộ quy trình, tạo điều kiện để hoạt động sản xuất, kinh doanh diễn ra liền mạch, tối ưu hiệu suất và giảm thiểu các sai lệch, rủi ro trong quá trình sản xuất.

Measurement: Kiểm tra, đo lường

Yếu tố Measurement – kiểm tra, đo lường thể hiện hoạt động cuối cùng cần thực hiện trước khi sản phẩm được chính thức đưa vào thị trường tiêu dùng.

Measurement bao gồm kiểm tra chất lượng, đo lường và thống kê toàn bộ sản phẩm vừa được hoàn thiện. Đây là bước quan trọng giúp doanh nghiệp so sánh những khung tiêu chuẩn, quy định ban đầu với những sản phẩm đã hoàn thiện.

Từ đó, doanh nghiệp có thể đánh giá đầy đủ về tình trạng hoàn thiện của sản phẩm, đảm bảo được chất lượng trước khi đến tay người tiêu dùng.

Chữ M nào quan trọng nhất trong 5M?

Nhìn chung, tất cả 5 yếu tố trong mô hình 5M đều đóng vai trò quan trọng. Đồng thời, cần phải kết hợp toàn diện 5 yếu tố này mới có thể mang lại hiệu quả quản lý tối ưu nhất cho quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Xem thêm:  Phương pháp tư duy nào hiệu quả nhất trong 6 phương pháp

Tuy nhiên, yếu tố Man – Người thực hiện chính là nhân tố không thể thay thế được và là đầu não để kết nối liền mạch 4 yếu tố còn lại.

Những nhân tố ảnh hưởng đến kết quả của 5M

Môi trường

Những yếu tố thuộc về môi trường bao gồm thời tiết, nhiệt độ, độ ẩm có ảnh hưởng đến nguyên vật liệu, nhiên liệu và gián tiếp tác động đến quá trình sản xuất rá sản phẩm.

Bất cứ doanh nghiệp hay lĩnh vực kinh doanh nào đều chịu những ảnh hưởng đáng kể bởi yếu tố môi trường. Các nguyên vật liệu có khả năng không đạt chất lượng, bị hư hỏng nếu không được bảo quản khỏi những tác động từ môi trường, dẫn đến việc tiêu tốn chi phí cho doanh nghiệp.

Chính vì vậy, doanh nghiệp cần thực hiện các giải pháp bảo quản nguyên vật liệu phù hợp để chi phí nguyên vật liệu luôn được tiết kiệm một cách tối ưu nhất.

Nhà lãnh đạo

Những quyết định, chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện công việc từ nhà lãnh đạo cũng có tác động đáng kể đến hiệu quả của mô hình 5M.

Người lãnh đạo là yếu tố quan trọng có thể chi phối các yếu tố trong 5M cũng như chất lượng đầu ra của sản phẩm.

Do đó, người lãnh đạo cần là những vị trí hiểu rõ nhất và có định hướng đúng đắn về mô hình 5M trước khi áp dụng vào thực tế để quá trình sản xuất có thể mang lại hiệu quả.

Đọc thêm: 7 Kỹ Năng Lãnh Đạo Không Thể Thiếu Của Một Nhóm Trưởng

Kết luận

5M là gì? Phương pháp này đóng vai trò như thế nào đối với hoạt động quản lý của doanh nghiệp? Bài viết chi tiết trên đây đã giúp bạn nắm bắt câu trả lời cần thiết. Hy vọng những thông tin bổ ích sẽ giúp bạn hình dung đầy đủ hơn về các nguyên tắc và phương pháp quản lý doanh nghiệp hiệu quả.

Tiếp tục theo dõi những bài viết mới tại Glints Việt Nam để cập nhật nhiều kiến thức thú vị và ứng dụng hiệu quả vào hành trình nghề nghiệp của chính bạn!

Tác Giả

Rate this post

KevinNguyen

Kevin Nguyễn - Người quản trị nội dung web là một chuyên gia sáng tạo và chuyên nghiệp trong việc quản lý, phát triển và duy trì nội dung website. Với khả năng phân tích và đánh giá thông tin chính xác, anh/chị đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích và đáng tin cậy cho cộng đồng.