TOP 11 mẫu Phân tích tâm trạng Nguyễn Khuyến qua Thu điếu

Chào mừng bạn đến với pgdgiolinhqt.edu.vn trong bài viết về Phan tich tam trang nguyen khuyen qua thu dieu chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.

Phân tích tâm trạng Nguyễn Khuyến qua Thu điếu – Ngữ văn 11

Bài giảng Ngữ văn 12 Câu cá mùa thu

Dàn ý Phân tích tâm trạng Nguyễn Khuyến qua “Thu điếu”

a. Mở bài

– Đôi nét về tác giả Nguyễn Khuyến: một tác giả chịu ảnh hưởng đậm nét tư tưởng Nho giáo, sáng tác của ông thường về đạo đức con người, người quân tử. Sau khi thấy thực tại rối ren, ông ở ẩn sáng tác các tác phẩm thể hiện sự hòa hợp với thiên nhiên thanh tịnh- Bài thơ Câu cá mùa thu: Là một bài thơ trong chùm thơ thu ba bài được sáng tác trong thời gian tác giả ở ẩn

b. Thân bài

* Hai câu đề– Mùa thu gợi ra với hai hình ảnh vừa đối lập vừa cân đối hài hoà “ao thu”, “chiếc thuyền câu” bé tẻo teo;+ Màu sắc “trong veo”: sự dịu nhẹ, thanh sơ của mùa thu+ Hình ảnh: Chiếc thuyền câu bé tẻo teo ⇒ rất nhỏ+ Cách gieo vần “eo”: giàu sức biểu hiện- Cũng từ ao thu ấy tác giả nhìn ra mặt ao và không gian quanh ao ⇒ đặc trưng của vùng đồng bằng Bắc Bộ.⇒ bộc lộ rung cảm của tâm hồn thi sĩ trước cảnh đẹp mùa thu và của tiết trời mùa thu, gợi cảm giác yên tĩnh lạ thường

* Hai câu thực– Tiếp tục nét vẽ về mùa thu giàu hình ảnh:+ Sóng biếc: Gợi hình ảnh nhưng đồng thời gợi được cả màu sắc, đó là sắc xanh dịu nhẹ và mát mẻ, phải chăng là sự phản chiếu màu trời thu trong xanh+ Lá vàng trước gió: Hình ảnh và màu sắc đặc trưng của mùa thu Việt Nam- Sự chuyển động:+ hơi gợn tí ⇒ chuyển động rất nhẹ ⇒sự chăm chú quan sát của tác giả+ “khẽ đưa vèo” ⇒ chuyển động rất nhẹ rất khẽ ⇒ Sự cảm nhận sâu sắc và tinh tế⇒ Nét đặc sắc rất riêng của mùa thu làng quê được gợi lên từ những hình ảnh bình dị, đó chính là “cái hồn dân dã”

* Hai câu luận– Cảnh thu đẹp một vẻ bình dị nhưng tĩnh lặng và đượm buồn:+ Không gian của bức tranh thu được mở rộng cả về chiều cao và chiều sâu+Tầng mây lơ lửng: gợi cảm giác thanh nhẹ, quen thuộc gần gũi, yên bình, tĩnh lặng.+ Hình ảnh trời xanh ngắt: sắc xanh của mùa thu lại được tiếp tục sử dụng, nhưng không phải là màu xanh dịu nhẹ, mát mẻ mà xanh thuần một màu trên diện rộng ⇒ đặc trưng của mùa thu.+ Hình ảnh làng quê được gợi lên với “ngõ trúc quanh co”: hình ảnh quen thuộc+ Khách vắng teo: Gieo vần “eo” gợi sự thanh vắng, yên ả, tĩnh lặng⇒ Không gian của mùa thu làng cảnh Việt Nam được mở rộng lên cao rồi lại hướng trực tiếp vào chiều sâu, không gian tĩnh lặng và thanh vắng

* Hai câu kết– Xuất hiện hình ảnh con người câu cá trong không gian thu tĩnh lặng với tư thế “Tựa gối buông cần”:+ ” Buông”: Thả ra (thả lỏng) đi câu để giải trí, ngắm cảnh mùa thu+ “Lâu chẳng được” : Không câu được cá⇒ Đằng sau đó là tư thế thư thái thong thả ngắm cảnh thu, đem câu cá như một thú vui làm thư thái tâm hồn ⇒ sự hòa hợp với thiên nhiên của con người

– Toàn bài thơ mang vẻ tĩnh lặng đến câu cuối mới xuất hiện tiếng động:+ Tiếng cá “đớp động dưới chân bèo” → sự chăm chú quan sát của nhà thơ trong không gian yên tĩnh của mùa thu, nghệ thuật “lấy động tả tĩnh”⇒ Tiếng động rất khẽ, rất nhẹ trong không gian rộng lớn càng làm tăng vẻ tĩnh vắng , “cái tĩnh tạo nên từ một cái động rất nhỏ”⇒ Nói câu cá nhưng thực ra không phải bàn chuyện câu cá, sự tĩnh lặng của cảnh vật cho cảm nhận về nỗi cô quạnh, uẩn khúc trong tâm hồn nhà thơ, đó là tâm sự đầy đau buồn trước tình cảnh đất nước đầy đau thương

* Nghệ thuật– Bút pháp thuỷ mặc (dùng đường nét chấm phá) Đường thi và vẻ đẹp thi trung hữu hoạ của bức tranh phong cảnh- Vận dụng tài tình nghệ thuật đối.- Nghệ thuật lấy động tả tĩnh được sử dụng thành công- Cách gieo vẫn “eo” và sử dụng từ láy tài tình

c. Kết bài

– Khẳng định lại những nét tiêu biểu về nội dung và nghệ thuật của bài thơ- Bài thơ đem đến cho độc giả những cảm nhận sâu lắng về một tâm hồn yêu nước thầm kín mà thiết tha.

Bài giảng Ngữ văn 12 Câu cá mùa thu

Phân tích tâm trạng Nguyễn Khuyến qua “Thu điếu” (mẫu 1)

Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Khuyến qua bài thơ Câu cá mùa thu - Văn mẫu học tròTừ xưa đến nay, từ Đông sang Tây, mùa thu đã làm hao tốn giấy mực của biết bao văn nhân, thi sĩ: Lí Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị, Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Jacques Delille, Charles Baudelaire, Guillaume Apolinaire… ơ Việt Nam, chỉ với Nguyên Khuyến, lần đầu tiên mùa thu nông thôn mới thật sự đi vào văn học. Cụ Tam nguyên Yên Đổ đã để lại cho đời nhiều bài thơ nhưng chùm thơ thu gồm ba bài: Thu điếu, Thu vịnh, Thu ẩm, luôn bất tử với thời gian. Chúng ta hãy thưởng thức vẻ đẹp của cảnh sắc mùa thu và tìm hiểu tâm trạng của nhà thơ qua bài Thu điếu:

Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo,Sóng biếc theo làn hơi gợn tíLá vàng trước gió khẽ đưa vèoTầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,Ngõ trúc quanh co khách vắng teoTựa gối ôm cẩn lâu chẳng đượcCá đâu đớp động dưới chân bèo.

Cảnh sắc ở Thu diếu không phải là mùa thu phương Bắc:

Lác dác rừng phong hạt móc sa Ngàn non hiu hắt, khí thu lòa.

(Đỗ Phủ)

Càng không phải mùa thu phương Tây:

Gió bấc thổi cành cây khô héo Rơi đó đây khắp nẻo lòng thung Từng hồi lá rụng mặt đường.

(Jacques Delille – Phạm Nguyên Phẩm dịch)

Xa tận bìa rừngNai kêu văng vẳngThu ơi ta yêu sao tiếng em xào xạcNhững quả rơi không cần hái nhặtGió và rừng khóc thanTất cả lệ thu rơi từng lá một.

(Guillaume Apolinaire)

mà đích thị là mùa thu đẹp tuyệt vời của vùng chiêm trũng Bắc Bộ Việt Nam.

Sáu câu thơ đầu đã vẽ nên bức tranh ấy:

Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo,Sóng biếc theo làn hơi gợn tíLá vàng trước gió khẽ đưa vèoTầng mây lơ lửng trời xanh ngất,Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.

Nếu như ở bài Thu ẩm, Thu vịnh, Nguyễn Khuyên lần lượt miêu tả cảnh từ gần đến xa, từ xa đến gần, thì ở bài Thu điếu, nhà thơ vẫn theo luật gần xa của hội họa nhưng kết hợp được hai chiều. Ngồi trên “một chiếc thuyền câu bé tẻo teo”, thi nhân đưa điểm nhìn bao quát toàn cảnh. Điểm nhìn đầu tiên là cảnh ao thu. Thật vậy, nơi “vườn Bùi, chôn cũ” có rất nhiều ao vì đó là vùng đồng bằng. Màu nước ao “trong veo” như một tấm gương xinh xắn soi bóng mây trời. Sự cảm nhận ở đây không chỉ bằng xúc giác mà còn bằng linh giác. Cái lạnh lẽo của khí thu thấm dần vào tâm hồn dạt dào xúc cảm của thi nhân. Trên cái ao vốn đã nhỏ, nhưng chiếc thuyền nan hiện trên cái ao lại càng nhỏ hơn: “Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo”. Từ “một” rất có sức gợi: gợi cảnh câu cá và cảnh người câu cá đơn độc, cô lẻ. Câu thơ cũng gợi ta nhung nhớ cánh buồm cô đơn trong thơ Lí Bạch cách đây hơn 1200 năm:

Cô phàm viễn ảnh bích không tận.

(Bóng cánh buồm lẻ loi xa xà mất hút vào khoảng không xanh biếc).

Qua đó, hình ảnh nhân vật trữ tình như đắm chìm trong cảnh sắc mùa thu. Có thể nói, bằng cách chọn lọc ngôn từ tinh vi, ăn ý: lạnh lẽo, trong veo, tẻo teo, Nguyễn Khuyên đã gọi được cái hồn thu, tiếng thu của làng quê thôn đã Việt Nam vọng về.

Ớ hai câu thực, nhà thơ tiếp tục chấm phá một cách tài hoa cái hồn thu ấy:

Sóng biếc theo làn hơi gợn tíLá vàng trước gió khẽ đưa vèo.

Mặt nước thu không phẳng lặng do có cơn gió thu se sẽ lướt qua. Cơn gió heo may hiu hắt vừa trở về ấy đã kích thích con sóng gợn lăn tăn, phản chiếu sắc trời xanh biêng biếc. Và mây trăm, mấy nghìn năm nay, thu nào đến mà không có sắc vàng của cỏ cây, cũng như không thiểu lá vàng rơi:

Ngô đồng nhất diệp lạcThiên hạ cộng tri thu… Sương giày giậu cúc đóa hoa vàng.

(Nguyễn Công Trứ)

Mùa thu tràn về đất trời mơn manLá vàng rụng em ơi lá vàng rụngNgập lối đi bao nhiêu chiếc lá vàngVà cùng nữa chiếc lá vàng trong gióĐang xoay xoay bay trong nắng thu vàng …Ơ hay! Buồn vương cây ngô đồngVàng rơi! Vàng rơi. Thu mênh mông.

(Bích Khê)

Sắc dâu nhuộm ố quan hà Cỏ vàng cây đỏ bóng tà tà dương.

(Tản Đà)

Đây mùa thu tới, mùa thu tới Với áo mơ phai dệt lá vàng.

(Xuân Diệu)

Nhưng hình ảnh chiếc lá vàng trong thơ Nguyễn Khuyến vẫn mang nét đẹp riêng và đầy ấn tượng:

Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo.

Cơn gió mùa thu đã tiếp tục bứt đi chiếc lá vàng thon thon hình thuyền, nhẹ nhõm rồi liệng đi trong không gian êm đềm, khẽ khàng. Xuân Diệu cho rằng cụ Tam nguyên Yên Đổ thật tài tình khi tìm được cái tốc độ bay của lá: “vèo” để tương xứng với cái mức độ gợn của sóng: “tí”.

Nhà thơ Tản Đà cũng hết lời khen tặng từ “vèo” trong câu thơ này. Thi sĩ bộc bạch rằng cả một đời thơ của mình may ra mới có được câu thơ đắc ý trong thi phẩm Cảm thu, tiễn thu:

Vèo trông lá rụng đầy sân.

Sau này, nhà thơ Trần Đăng Khoa cũng một lần có cái “nghiêng tai kì diệu” để cảm nhận tiếng rơi đó:

Ngoài thềm rơi cái lá đaTiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng.

Mặt khác, ở hai câu luận, nghệ thuật đôi ngữ rất chỉnh: đối ý: sóng biếc >< lá=”” vàng;=”” theo=”” làn=””>< trước=””>

Đến hai câu luận, Nguyễn Khuyến khéo léo mở không gian lên tầng cao: Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.

Bầu trời xanh ngắt muôn thuở vẫn là biểu tượng cho vẻ đẹp của mùa thu.

Đại thi hào dân tộc Nguyễn Du cũng đã vẽ lên một bức tranh thu tuyệt đẹp trong một tác phẩm bất tử với thời gian:

Long lanh đáy nước in trờiThành xây khói biếc, non phơi bóng vàng.

(Truyện Kiều)

Trong thơ hiện đại, Nguyễn Đình Thi cũng có những câu thơ miêu tả bám rễ sâu vào lòng người:

Trời thu thay áo mới Trong biếc nói cười thiết tha.

(Đất nước)

Trong cả ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyên đều xuất hiện hình ảnh hữu tình này:

Trời thu xanh ngắt mấy từng cao.

(Thu vịnh)

Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt.

(Thu ẩm)

“Xanh ngắt” cũng thuộc nhóm màu xanh nhưng là xanh thuần một màu trên diện rộng. “Xanh ngắt” còn gợi ra “cái sâu, cái lắng của không gian, cái

nhìn vời vợi của nhà thơ, của ông lão đang câu cá”. Điểm thêm trên bầu trời “xanh ngắt” ấy là một “tầng mây lơ lửng” trông rất thú vị, tình tứ và càng tôn thêm vẻ đẹp yên ả của mùa thu. Nhờ điểm nhìn từ tầng cao mênh mông, thoáng đãng, thi nhân thả hồn về xóm làng quen thuộc:

Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.

Cái ngõ vào nhà không thẳng tắp mà “quanh co”, xấp xõa tre trúc mộc mạc, bình dị. Từ “quanh co” gợi cảm giác sâu hun hút, vòng lượn, uốn khúc mãi đến vô cực. Dường như những người dân quê bây giờ đang chân lấm tay bùn, một nắng hai sương trên đồng ruộng. Họ đang chăm sóc những cây lúa xanh uốn mình trong gió nhẹ hay đang gặt hái và đang ngồi bên đông thóc mẩy vàng. Do đó, trên đường quê thiếu vắng những bước chân thân thương: “khách vắng teo”. Vậy nên, câu thơ: “Ngõ trúc quanh co khách vắng teo” chuyên chở vẻ đẹp tích tụ. Đồng thời nghệ thuật đối chữ ở cặp câu luận này đã làm nổi bật lên cái thần thái của mùa thu nơi làng quê Bắc Bộ.

Nhìn chung, toàn bộ cảnh sắc mùa thu ở sáu câu thơ đầu tiên được cảm nhận bằng nhiều giác quan tinh tế của thi nhân và được vẽ lại bằng ngòi bút tài hoa của một hoạ sĩ. Bức tranh thơ chất chứa một giai điệu xanh: xanh ao, xanh bờ, xanh sóng, xanh tre, xanh trời, xanh bèo, có một màu vàng đâm ngang của chiếc lá rơi” (Xuân Diệu). Vả lại, “bức tranh thơ vừa có chiều cao, vừa có chiều rộng, chiều sâu, vừa có những hình ảnh được đặc tả nổi bật, vừa có sự kết hợp hài hoà giữa cận cảnh và viễn cảnh” (Vũ Nho). Đặc biệt, các vần eo: trong veo, tẻo teo, đưa vèo, vắng teo được Nguyễn Khuyến phối hợp rất điêu luyện đã góp phần tạo nên một bức tranh tĩnh vật sắc sảo, duyên dáng.

Đến hai câu cuối cùng của bài thơ (câu 7-8) là bức tranh tâm trạng của Nguyễn Khuyến:

Tựa gối ôm cần lâu chẳng đượcCá đâu đớp động dưới chân bèo.

Như chúng ta đã biết, tháng 8 năm 1858 thực dân Pháp đã nã đại bác vào Đà Nẵng, chính thức xâm lược đất nước ta. Triều đình nhà Nguyễn bạc nhược, cõng rắn cắn gà nhà rồi lần lượt đầu hàng giặc một cách nhục nhã. Bản thân Nguyễn Khuyên là một vị quan dưới triều Nguyên. Việc đỗ đạt làm quan để “thờ vua, giúp nước”, thự3 hiện nghĩa vụ “trí quân trạch dân” (vừa giúp vua, vừa làm cho dân được nhờ) là một nhân sinh quan của ông rất hợp với đạo đức, chuẩn mực Nho giáo quy định. Tuy nhiên, sống trong hoàn cảnh đất nước như vậy, nếu cụ Tam nguyên cứ làm quan thì chẳng khác nào tiếp tay cho giặc, đó cũng là điều mà các nhà nho chân chính nơm nớp sợ hãi. Ban đầu còn lúng túng, nhưng sau đó, ông quyết định từ quan về nhà, vui thú đồng nội. Khi viết bài thơ này thì Nguyễn Khuyến đã cáo quan từ lâu: Rằng: quan nhà Nguyễn cáo về đã lâu (Di chúc).

Nhà thơ “tựa gối ôm cần”, nhưng trong lòng không muôn cá cắn câu. Vậy thi nhân muôn gì? Trong thơ văn cổ, các bậc hiền triết thường mượn việc ngồi câu cá để chờ đợi thời, chờ đợi người có tài đức song toàn vời ra giúp việc quốc gia. Đời nhà Chu, Trung Quốc có Lã Vọng, ngồi buông câu mải miết bên dòng sông Vị Thuỷ. Đến năm bảy mươi tuổi mới gặp Văn Vương mời ra tham gia việc triều chính, đại sự:

Điếu nhân bất điếu ngư,Thất thập dắc Văn Vương.

(Câu người không câu cá /Bảy mươi gặp Văn Vương).

(Bạch Cư Dị)

Về sau, tại Trung Quốc cũng có Trang Tử ôm cần ngồi câu cá ớ Phúc Thuỷ. Vua nước Sớ là Sở Vương rất tin dùng nên sai hai đại thần đến tận nơi tha thiết mời gọi Trang Tử ra nhận quan to, chức trọng, quyền cao nhưng ông không thèm quay đầu lại. Nguyễn Khuyên cũng thế. Bọn cộng tác với thực dân Pháp là Hoàng Cao Khải, Lê Hoan không buông tha việc quan trường đôi với ông. Ông phải làm quan hơn 10 năm mới lui về được chôn vườn Bùi. Như vậy, bây giờ “tựa gối ôm cần”, cụ Tam nguyên rất khao khát được an nhàn, được chìm vào giấc mộng thu êm ái.

Bỗng một âm thanh quen thuộc của đồng nội vọng vào thính giác của thi nhân:

Cá đâu đớp động dưới chân bèo.

Trong thơ Đường, thơ Tông, thơ Việt Nam thời trung đại (trước Nguyễn Khuyến) tiếng thu là tiếng chày đập vải, tiếng địch thổi nghe chừng đồng vọng, tiếng dế than ri ri giữa đêm thanh vắng, tiếng lòng rạo rực, nhớ nhung của người cô phụ… Còn trong thơ Nguyễn Khuyến, tiêng thu chính là tiếng “đớp động dưới chân bèo” của một chú cá dưới cái “ao thu lạnh lẽo”. Tiếng “động” trong câu thơ cuối cùng này không chỉ chứa đựng được sự sông của mùa thu mà còn nói lên được tâm sự u hoài của nhà thơ trước tình thế hiểm nghèo của đất nước. Nhà thơ lấy “động” để tả tĩnh bởi lẽ hiện tại chưa có người tài tập hợp nhân dân đứng lên kháng chiến chống Pháp, cứu nước thoát khỏi đêm tối mênh mông của kiếp nô lệ lầm than. Dường như nhà thơ tự trách mình làm quan mà vô tích sự, lúc nhân dân cần mà mình đành bất lực, sống cảnh ẩn dật, an nhàn, co mình trong cái thế giới riêng. Có thế nói rằng, nỗi buồn đau đáu của thi nhân toả khắp nét thu, sắc thu, cảnh thu, tiếng thu trong bức tranh thơ Thu điếu.

Tóm lại, Thu điếu là một bài thơ tả cảnh, tả tình tuyệt bút. Cảnh thu trong bức tranh thơ không có gì tân kỳ, lạ lẫm nhưng lại chuyên chở vẻ đẹp của phạm trù mỹ học và rất có hồn, rất Việt Nam. Tình thu vừa kín đáo, vừa sâu lắng: tình yêu thiên nhiên tha thiết, tình yêu nước thương dân cháy bỏng. Xét ớ tầm vĩ mô, bài thơ như một bài tuyệt tình ca về cảnh đẹp của đất nước, về tình yêu đất nước. Thơ của Nguyễn Khuyến qua bài này cũng như nhiều bài khác, có đặc điểm là giản dị mà sông động. Lời thơ cô đúc, hàm súc, “ý tại ngôn ngoại”. Nghệ thuật chọn lọc ngôn từ, vần điệu hết sức khéo léo, tinh vi, nhất là các từ láy và vần “eo”

trong trẻo, vang ngân. Tứ thơ lan toả. Hai câu thơ cuối vừa khép lại bài thơ, vừa bộc bạch được nỗi lòng của thi nhân.

Thu điếu xứng đáng là một trong ba bài thơ nối tiếng nhất về đề tài mùa thu trong lịch sử thơ ca Việt Nam từ cồ chí kim. Thật đáng tiếc cho những ai yêu thơ, say thơ mà không đến được với Thu điếu.

Phân tích tâm trạng Nguyễn Khuyến qua “Thu điếu” (mẫu 2)

Nguyễn Khuyến là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam, ông nổi tiếng với chùm thơ thu, ông đặc danh và mang trong mình một tâm hồn trong sáng và một tình yêu với quê hương đất nước, con người đó thể hiện qua phong cách nghệ thuật sáng tác thơ ca của ông.

Nguyễn Khuyến là một con người tài hoa, với một phong cách nghệ thuật cũng vô cùng độc đáo, ông tài hoa trong việc cảm thụ để sáng tác lên những tác phẩm nghệ thuật gần gũi và tạo cho con người có một cảm giác rất nhẹ nhàng và vô cùng tinh tế, đó đều là những hình ảnh thể hiện một thái độ rất say mê với nghệ thuật. Trong tác phẩm câu cá mùa thu, ông đã thể hiện được phong cách nghệ thuật của mình, qua cách sử dụng ngôn ngữ, và qua đó người đọc cũng đánh giá được một con người có tầm quan sát tinh tế và một thái độ ung dung:

Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo.

Tác giả đang cảm thụ từng khoảng không gian của thiên nhiên, nó đang trôi chảy nhẹ nhàng qua từng con chữ, với hình ảnh của ao thu lạnh lẽo, ở đây tác giả đang thể hiện tâm hồn của mình, với một cảm xúc có chút cô đơn, và tâm trạng của thi sĩ cũng đang hòa nhập với không khí chung của không gian, tất cả đang tạo nên một cảm giác mới mẻ, và cũng vô cùng hấp dẫn người đọc, người thi sĩ đi câu cá, nhưng mang trong mình nhiều cảm xúc, ở đây có thể hiểu đó là cảm xúc của những con người trước hoàn cảnh của thời cuộc, tác giả đang hình dung ra những điều mới mẻ, trong thiên nhiên, dựa vào thiên nhiên để nói lên cảm xúc của chính mình. Đúng như thi sĩ cổ đã từng nói: ” Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Đúng như vậy thi sĩ cũng đang mang trong mình những suy tư và biết bao nhiêu cảm xúc đang xen lẫn vào dòng tâm trạng và cảm xúc của chính tác giả, tác giả đang thể hiện những nỗi lòng sâu lắng nhất đối với dân tộc và đối với khung cảnh nơi đây:

Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.Tựa gối ôm cần lâu chẳng đặng,Cá đâu đớp động dưới chân bèo.

Xem thêm:  Hãy hoá thân vào những que diêm kể lại truyện Cô bé bán diêm (9

Trong những câu thơ trên tác giả vừa thể hiện được vùng cảnh của thiên nhiên vùng nông thôn Bắc Bộ, và còn tiếp tục thể hiện nỗi lòng của những người thi sĩ trước những cảnh sắc thiên nhiên, đang mang đậm những dòng cảm xúc và biết bao nhiêu sự cô đơn, và hiu quạnh trong lòng người, có thể thấy được những điều đó qua biết bao nhiêu những cảm xúc sâu sắc và mang lại nhiều cái nhìn mới mẻ riêng của chính tác giả và không gian thanh bình nơi đây.

Những cảm xúc cô đơn đang xen lẫn là những hoài niệm xa xôi, những cảm xúc của thời cuộc, mặc dù viết về vùng nông thôn vùng Bắc Bộ nhưng tâm trạng của thi sĩ nơi đây cũng mang một nỗi lòng nặng gánh với biết bao nhiêu lo toan, và những cái nhìn mới mẻ nhất, đọc thơ của Nguyễn Khuyến, chúng ta vừa thấy cảnh sắc thiên nhiên đang hiện ra và nó còn mang nhiều cảnh sắc của tâm hồn đang mang nặng những dòng cảm xúc riêng, đó là những cảm xúc của những con người với thời cuộc.

Khung cảnh nơi đây thơ mộng, nhưng khách lại vắng teo, nó cũng để chứng tỏ một điều đó là nơi đây đất nước đang rơi vào những khó khăn, nhưng những người hiền tài, chưa thấy có, chính vì vậy, tâm hồn của tác giả đang mang nặng những mối lo và suy tư về cuộc đời, cuộc đời của tác giả đang ngập tràn trong những cảm xúc riêng, và nó thể hiện một tâm trạng thời thế của chính tác giả.

Với những dòng cảm xúc riêng tác giả đang thể hiện những cảm xúc của mình qua khung cảnh thiên nhiên, viết về đề tài thiên nhiên nhưng khung cảnh thiên nhiên, và cảm xúc của con người vẫn đang rất thấm đẫm trong đó, nó thể hiện những cảm xúc riêng và đặc biệt, tâm hồn của tác giả đang lạc vào một thế giới cảm xúc lẫn lộn, giữa đời người và thiên nhiên vô hạn. Tâm trạng thời thế của Nguyễn Khuyến như chúng ta thấy nó hiện rõ lên ở hai câu cuối:

Tựa gối buông cần lâu chẳng đượcCá đâu đớp động dưới chân bèo.

Hai câu cuối đã mang đậm tâm trạng để nói về một tình yêu đất nước không bao giờ nguôi ngoai của tác giả, dù cho thi sĩ của ngắm cảnh vãng lai, nhưng lúc nào cũng luôn nghĩ về đất nước, muốn phục vụ cho đất nước. Ngồi thẫn thờ và suy ngẫm về đất nước điều đó làm cho tác giả bỗng giật mình khi thấy tiếng cá, đớp chân bèo, đây là cảm xúc và một tâm hồn yêu cái đẹp, nhưng tâm hồn luôn nghĩ về quê hương, biết lo cho quê hương, đó là tất cả những gì mà tác giả đã thể hiện trong tác phẩm của mình.

Tác giả đã thể hiện nỗi lòng của mình qua tác phẩm, đó là những tâm trạng thời thế, và biết bao nhiêu cảm xúc, và dòng tâm trạng đang thấm đẫm trong dòng cảm xúc của từng lời thơ, cảm xúc đó đã tạo nên những khung cảnh riêng và đậm giá trị nhân văn sâu sắc trong từng giai điệu của tác phẩm.

Phân tích tâm trạng Nguyễn Khuyến qua “Thu điếu” (mẫu 3)

Tác giả Nguyễn Khuyến là tác giả nổi bật trong thi ca Việt Nam bởi sở hữu cho mình chùm ba bài thơ thu, trong số chùm ba bài thơ thu đó có tác phẩm “Câu cá mùa thu”, có thể nhận định rằng, đây là một tác phẩm đại diện cho các bài thơ nói về mùa thu của làng quê đồng bằng Bắc bộ Việt Nam. Thông qua bài thơ, chúng ta cảm nhận được vẻ đẹp của bức tranh mùa thu, đồng thời cũng cảm nhận được một vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ Nguyễn Khuyến.

Bài thơ là một bức tranh mùa thu đầy sự sống động và chân thực, không kém những nét bình dị đơn sơ mà thân thuộc, bởi nó được thể hiện qua sự cảm nhận và gợi tả rất tinh tế của tác giả về cảnh sắc mùa thu làng quê đồng bằng Bắc bộ. Trong sự cảm nhận rất tinh tế đó, ta nhận ra được tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước, cũng như tâm trạng đối với thời thế của Nguyễn Khuyến.

Trước hết, nói về tình yêu thiên nhiên và yêu quê hương đất nước, để bộc lộ rõ điều này nhà thơ Nguyễn Khuyến đã không ngại dùng nhiều giác quan của mình để cảm nhận mùa thu, vừa dùng thị giác, thính giác, lại cả xúc giác và hòa trộn những cảm giác đó với nhau, ví dụ như các câu thơ: “Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo”, “Ao thu lạnh lẽo nước trong veo”. Tác giả hơn nữa rất thành công trong việc lột tả mùa thu ấy bởi chính ông đang cảm nhận vẻ đẹp ấy trên mảnh đất quê hương của mình, bài thơ phản ánh tình yêu của ông đối với thiên nhiên của chính quê hương mình. Và chắc hẳn Nguyễn Khuyến đã rất gắn bó, tha thiết và có tình cảm sâu nặng đối với quê hương của mình mới cảm nhận một cách chận thật nhất những cảnh sắc quê hương và lột tả vẻ đẹp ấy bằng sự chân thật và tinh tế. Bài thơ ấy mang trong mình vẻ đẹp của hồn dân tộc bởi chính có tình yêu thiên nhiên đất nước của tác giả trong đó.

Trong bài thơ, ta cũng có thể nhận ra tâm trạng thời thế của tác giả hay chính là một tâm hồn thanh cao. Tâm trạng ấy mang trong mình nỗi u hoài, đôi khi lặng lẽ trầm ngâm, lúc thì giật mình thảng thốt “Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo”, “Cá đâu đớp động dưới chân bèo”. Nỗi u hoài ấy của nhà thơ từ trong tâm trạng lan tỏa và bao trùm ra ngoài mọi cảnh vật, làm cho cảnh vật tuy đẹp những vẫn có nét hiu quạnh, thanh sơ.

Tư thế xuất hiện của người câu cá cùng với cảnh vật đều mang một nỗi man mác buồn, người câu cá không ngồi ở tư thế bình thường mfaf lại gò bó tựa gối, vốn đi đâu cá để tạo ra cảm giác thoải mái nhưng chính ông lại không được thoải mái, hình ảnh cúi người mặt tựa lên đầu gối chắc hẳn là đang có suy nghĩ một điều gì đó. Chính không gian tĩnh lặng ấy đã giúp cho người đọc phần nào cảm nhận được nỗi cô quạnh trong tâm hồn tác giả, khi tác giả là một vị Tam nguyên Yên Đồ lại trở về sống cảnh làng quê, sống trong cảnh thôn dã là vậy những lòng vẫn nặng trĩu những vấn đề thời cuộc, suy nghĩ về tình hình đất nước và luôn đau đáu một nỗi “thẹn” vì sự bất lực của mình.

Sự chờ đợi của người câu cá cũng toát lên những tâm trạng sâu thẳm trong lòng tác giả, đó là một sự chờ đợi mòn mỏi trong vắng lặng, chỉ lẻ loi có một tiếng động của cá dưới chân bèo, mọi thứ trở nên trống không, im ắng lạ thường, nó góp phần làm tăng thêm sự tĩnh lặng và vắng vẻ của không gian mùa thu. Có thể thấy cảnh câu cá mùa thu là một cảnh đẹp nhưng lại đượm buồn, mọi cảnh vật, chuyển động đều rất khẽ, cái tĩnh lặng đã bao trùm mọi cảnh vật những lại được gợi lên bằng chính những cái động rất khẽ. Đây là một thủ pháp nghệ thuật rất đặc sắc, lấy động tả tĩnh, bên cạnh đó việc sử dụng những từ “eo” trong bài thơ lại càng tạo nên sự vắng lặng, im lìm trong khung cảnh mùa thu, càng thu nhỏ không gian hẹp lại.

Qua bài thơ “Câu cá mùa thu” chúng ta cảm nhận được trong tâm hồn của nhà thơ Nguyễn Khuyến là sự gắn bó tha thiết với thiên nhiên, bộc lộ tấm lòng yêu quê hương, đất nước thầm kín. Khung cảnh mùa thu được vẽ ra rất giản dị và yên bình, đơn sơ, mang nét đặc trưng của mùa thu làng quê Bắc bộ Việt Nam.

Phân tích tâm trạng Nguyễn Khuyến qua “Thu điếu” (mẫu 4)

Thu điếu nằm trong chùm thơ thu ba bài nức danh nhất về 1 thơ Nôm của Nguyễn Khuyến. Bài thơ nói lên một nét thu đẹp tĩnh lặng nơi làng quê xưa, biểu lộ mối tình thu đẹp mà cô đơn, buồn của một nhà nho nặng tình với quê hương đất nước. Thu điếu cũng như Thu ẩm, Thu vịnh chỉ có thể được Nguyễn Khuyến viết vào thời gian sau khi ông đã từ quan về sống ở quê nhà (1884). Hai câu thơ: Ao thu lạnh lẽo nước trong veo – Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo mở ra một không gian nghệ thuật, một cảnh sắc mùa thu đồng quê. Chiếc ao thu nước trong veo có thể nhìn được rong rêu tận đáy tỏa ra khí thu lạnh lẽo như bao trùm không gian. Không còn cái se lạnh đầu thu nữa mà là đã thu phân, thu mạt rồi nên mới lạnh lẽo như vậy. Trên mặt ao thu đã có một chiếc thuyền câu bé tẻo teo tự bao giờ. Một chiếc gợi tả sự cô đơn của thuyền câu Bé tẻo teo nghĩa là rất bé nhỏ; âm điệu của vần thơ cũng gợi ra sự tun hút của cảnh vật (trong veo – bé tẻo teo). Đó là một nét thu đẹp và êm đềm. Hai câu thực (Sông biếc theo làn hơi gợn tí – Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo) tá không gian hai chiều. Màu sắc hòa hợp, có sóng biếc với lá vàng Gió thổi nhẹ cũng đủ làm cho chiếc lá thu màu vàng khẽ đưa vèo, làm cho sóng biếc lăn tăn từng làn từng làn hơi gợn tí. Phép đối tài tình làm nổi bật một nét thư, tô đậm cái nhìn thấy và cái nghe thấy. Ngòi bút của Nguyễn Khuyến rất tinh tế trọng dùng từ và cảm nhận, lấy cái lăn tăn của sóng hơi gợn tí phối cảnh với độ bay xoay xoay khẽ đưa vẻo của chiếc lá thu. Chữ vẻo là một nhãn tự mà sau này thi sĩ Tản Đà vừa khâm phục, vừa tâm đắc. ông thổ lộ một đời thơ mới có được một. câu vừa ý: Vèo trông lá rụng đầy sân” (cảm thu, tiễn thu). Bức tranh thu được mở rộng dần ra qua hai câu thơ: Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt Ngõ trúc quanh co khách vắng teo. Bầu trời thu xanh ngắt thăm thẳm, bao la. áng mây, tầng mây (trắng hay hồng ?) lơ lửng nhè nhẹ trôi. Thoáng đãng, êm đềm, tĩnh lặng và nhẹ nhàng. Không một bóng người lại qua trên con đường làng đi về các ngõ xóm: Ngõ trúc quanh co khách vắng teo. Vắng teo nghĩa là vô cùng vắng lặng không một tiếng động nhỏ nào, cũng gợi tả sự cô đơn, trống vắng. Ngõ trúc trong thơ Tam nguyên Yên Đo lúc nào cũng gợi tả một tình quê nhiều bâng khuâng, man mác: Dặm thế, ngõ đâu từng trúc ấy Thuyền ai khách đợi bến dâu đây? (Nhớ núi Đọi) Ngõ trúc và tầng mây cũng là một nét thu đẹp và thân thuộc của làng quê. Thi sĩ .như đang lặng ngắm và mơ màng đắm chìm vào cảnh vật. Đến hai câu kết thì bức tranh thu mới xuất hiện một dối tượng khác: Tựa gối ôm cắn lâu chẳng được Cá đâu đớp động dưới chân bèo. Thu điếu nghĩa là mùa thu câu cá. Sáu câu đầu mới chỉ có cảnh vật: ao thu, chiếc thuyền câu, sóng biếc, lá vàng, tầng mây, ngõ trúc mãi đến phần kết mới xuất hiện người câu cá. Một tư thế nhàn: tựa gối ôm cần. Một sự đợi chờ: lâu chẳng được. Một cái chợt tỉnh khi mơ hồ nghe cá đâu đớp động dưới chân bèo. Người câu cá như đang ru hồn mình trong giấc mộng mùa thu. Người đọc nghĩ vế một Lã Vọng câu cá chờ thời bên bờ sông Vị hơn mấy nghìn năm về trước. Chỉ có một tiếng cá đớp động sau tiếng lá thu đưa vèo, đó là tiếng thu của làng quê xưa. âm thanh ấy hòa quyện với một tiếng trên không ngỗng nước nào, như đưn hồn ta về với mùa thu quê hương. Người câu cá đang sống trong một tâm trạng cô đơn và lặng lẽ buồn: Một cuộc đời thanh bạch, một tâm hồn thanh cao đáng trọng. Xuân Diệu đã hết lời ca ngợi cái diệu xanh trong Thu điếu. Có xanh ao, xanh sóng, xanh trời, xanh tre, xanh bèo… và chỉ có một màu vàng của chiếc lá thu đưa vèo. Cánh đẹp êm đềm, tĩnh lặng mà man mác buồn. Một tâm thế nhàn và thanh cao gắn bó với mùa thu quê hương, với tình yêu tha thiết. Mỗi nét thu là một sắc thu, tiếng thu gợi tả cái hồn thu đồng quê thân thiết. Vần thơ: veo – teo – vèo – teo – bèo, phép đối tạo nên sự hài hòa cân xứng, điệu thơ nhẹ nhàng bâng khuâng… cho thấy một bút pháp nghệ thuật vô cùng điêu luyện, hồn nhiên – đúng là xuất khẩu thành chương. Thu điếu là một bài thơ thu, tả cảnh ngu tình tuyệt bút. Hoặc Thân bài như thế này: Trong bài thơ câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến, cảnh thu được đón nhận từ gần đến cao xa rồi từ cao xa trở lại gần: từ chiếc thuyền câu nhìn ra mặt ao, nhìn lên bầu trời, nhìn tới ngõ trúc rồi lại trở về với ao thu, với thuyền câu. Từ một khung ao nhỏ, không gian mùa thu mở ra nhiều hướng thật sinh động. Cảnh trong thu điếu là “điển hình hơn cả cho mùa thu của làng cảnh Việt Nam”. Không khí mùa thu được gợi lên từ sự dịu nhẹ, thanh sơ của cảnh vật. Nét riêng của làng quê bắc bộ, cái hồn dân đã được gợi lên từ khung ao hẹp, từ cánh bèo, từ ngõ trúc quanh co. Cảnh trong bài thơ là cảnh đẹp nhưng tĩnh lặng và đượm buồn. Không gian trong câu cá mùa thu là một không gian tĩnh, vắng người, vắng tiếng: Ngõ trúc quanh co khách vắng teo. Các chuyển động rất nhẹ, rất khẽ không đủ tạo âm thanh: sóng hơi gợn, mây lơ lửng, lá khẽ đưa. Một tiếng động duy nhất là tiếng cá đớp bọt nước càng làm tăng lên sự yên ắng, tĩnh mịch của cảnh vật. Cái tĩnh bao trùm được gợi lên từ một cái “động” rất nhỏ. Đây là nghệ thuật lấy “động” nói “ tĩnh”, một thủ pháp nghệ thuật gợi tả quen thuộc của thơ xưa. – Nóicâu cá nhưng thực ra không phải chú ý vào việc câu cá. Nói câu cá nhưng thực ra là đón nhận trời thu, cảnh thu vào cõi lòng. Cõi lòng nhà thơ yên tĩnh, vắng lặng. Tĩnh lặng trong cảm nhận dộ trong veo của nước, cái hơi gợn tý của sóng, cái độ rơi khe khẽ của lá. Đặc biệt sự tĩnh lặng trong tâm hồn thi nhân được gợi lên một cách sâu sắc từ tiếng động duy nhất của bài thơ: tiếng cá đớp bọt nước dưới chân bèo. Cái động rất nhỏ ở ngoại cảnh lại gây ấn tượng đậm đến thế, vì tâm cảnh trong sự tĩnh lặng tuyệt đối. -Sự tĩnh lặng đem đến sự cảm nhận về một nỗi cô quạnh, uẩn khúc trong lòng nhà thơ. Bức tranh thu điếu xuất hiện nhiều gam màu lạnh: độ xanh trong của nước, độ xanh biếc của sóng, độ xanh ngắt của trời. Cái lạnh của cảnh, của ao thu, trời thu thấm vào tâm hồn nhà thơ hay chính cái lạnh từ tâm hồn nhà thơ lan toả ra cảnh vật? có người cho rằng câu thơ Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo có phần không hợp lý: lá vàng khẽ đưa trước gió không thể có độ “ vèo” khi bay. thực ra điều đó có vẻ không hợp lý ấy lại rất lô gíc, rất thống nhất tâm trạng. Từ “vèo” chính là sự thể hiện tâm sự thời thế của nhà thơ, một tâm sự đau buồn trước hiện tình đất nước đầy đau thương. Thời thế thay đổi quá nhanh, non sông mất vào tay giặc mà mình không làm được gì để giúp đời, cứu nước. Tiếng Việt trong bài thơ giãn dị, trong sáng đến kỳ lạ,có khả năng diễn đạt những biểu hiện rất tinh tế của sự vật, những tâm sự thầm kín rất khó giải bày. Đặc biệt vần eo – “tử vận”, oái oăn, khó gieo- được Nguyễn Khuyến được sử dụng một cách thần tình. Đây không đơn thuần là hình thức chơi chữ mà chính là dùng vần để biểu đạt nội dung. Vần eo góp phần diễn tả một không ian nhỏ dần khép kín, phù hợp với tân trạng đầy uẩn khúc cá nhân. Qua bài câu cá mùa thu, người đọc cảm nhận ở Nguyễn Khuyến tâm hồn gắn bó tha thiết với thiên nhiên đất nước, tấm lòng yêu nước thầm kín nhung không kém phần sâu sắc.

TOP 15 bài Phân tích Câu cá mùa thu siêu hay

Phân tích tâm trạng Nguyễn Khuyến qua “Thu điếu” (mẫu 5)

Mùa thu vốn là một đề tài quen thuộc trong thơ ca Việt Nam. Thu thường mang đến cho thi sĩ một nỗi buồn man mác, gợi nhớ hay nuối tiếc về một cái gì đó xa xôi, đầy bí ẩn. Dường như không ai vô tình mà không nói đến cảnh thu, tình thu khi đã là thi sĩ! Đến với Nguyễn Khuyến, chúng ta sẽ thấy được điều đó. Cảnh mùa thu trong thơ ông không phải là mùa thu ở bất cứ miền nào, thời nào, mà là mùa thu ở quê ông, vùng đồng chiêm Bắc Bộ lúc bấy giờ. Chỉ với bầu trời “xanh ngắt” (Thu vịnh), với cái nước “trong veo” của ao cá (Thu điếu), và cái “lưng giậu phất phơ màu khói nhạt, làn ao lóng lánh bóng trăng loe” ( Thu ẩm). Nguyễn Khuyến đã làm say đắm lòng bao thế hệ! Khi nhận xét về bải thơ Thu điếu của Nguyễn Khuyến, Xuân Diệu có viết: “Bài thơ thu vịnh là có thần hơn hết, nhưng ta vẫn phải nhận bài Thu điếu là điển hình hơn cả cho mùa thu của làng cảnh Việt Nam”. Vậy ta thử tìm hiểu xem thế nào mà “Thu điếu là điển hình hơn cả cho mùa thu của làng cảnh Việt Nam”?Nếu như ở Thu vịnh, mùa thu được Nguyễn Khuyến đón nhận từ cái không gian thoáng đãng, mênh mông, bát ngát, với cặp mát hướng thượng, khám phá dần các tầng cao của mùa thu để thấy được: “ Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao”, thì ở Thu điếu, nhà thơ không tả mùa thu ở một khung cảnh thiên nhiên rộng rãi, không phải là trời thu, rừng thu hay hồ thu, mà lại chỉ gói gọn trong một ao thu: ao chuôm là đặc điểm của vùng đồng chiêm trũng, vùng quê của Nguyễn Khuyến:Ao thu lạnh lẽo nước trong veoMột chiếc thuyền câu bé tẻo teoCâu thơ đầu tồn tại hai vần “eo”, câu thơ thể hiện sự co lại, đọng lại không nhúc nhích, cho ta một cảm giác lạnh lẽo, yên tĩnh một cách lạ thường. Không có từ “lẽo” và từ “veo” cũng đủ cho ta thấy cảnh tĩnh, nhưng thêm hai từ này lại càng thấy cảnh tĩnh hơn nữa. Khung ao tuy hẹp nhưng tác giả lại không bị giới hạn mà mở rộng ra nhiều chiều, trong cái không khí se lạnh đó dường như làm cho làn nước ao ở độ giữa thu, cuối thu như trong trẻo hơn. Những tưởng trong “ao thu lạnh lẽo” ấy, mọi vật sẽ không xuất hiện, thế mà thật bất ngờ: Khung ao không trống vắng mà có “một chiếc thuyền câu bé tẻo teo”. Có khung cảnh thiên nhiên và có dấu vết của cuộc sống con người, khiến cảnh thu thêm được phần nào ấm cúng. Chiếc thuyền “tẻo teo” trông thật xinh xắn. Câu thơ đọc lên, làm cho đối tượng miêu tả trở nên gần gũi và thân mật biết bao!Với hai câu mở đầu, nhà thơ sử dụng những từ ngữ gợi hình ảnh, tạo độ gợi cao: “lẽo”, “veo”, “tẻo teo” mang đến cho người đọc một nỗi buồn man mác, cảnh vắng vẻ, ít người qua lại. Và rồi hình ảnh:Sóng biếc theo làn hơi gợn tíLá vàng trước gió khẽ đưa vèoCàng làm cho không khí trở nên tĩnh lặng hơn, nhà thơ đã dùng vcái động của “lá vàng trước gió” để miêu tả cái tĩnh của cảnh thu làng quê Việt Nam. Những cơn gió mùa thu đã xuất hiện và mang theo cái lạnh trở về, khiến ao thu không còn “lạnh lẽo”, không còn tĩnh lặng nữa vì mặt hồ đã “gợn tí”, “lá vàng khẽ đưa vèo”, cảnh vật dường như đã bắt đầu thay đổi hẳn đi! Cơn “sóng biếc” nhỏ “hơi gợn tí” và chiếc lá “trước gió khẽ đưa vèo” tưởng như mâu thuẫn với nhau, nhưng thật ra ở đây Nguyễn Khuyến đã quan sát kĩ theo chiếc lá bay trong gió, chiếc lá rất nhẹ và thon thon hình thuyền, chao đảo liệng đi trong không gian, rơi xuống mặt hồ yên tĩnh. Quả là phải có một tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống thật sâu sắc thì Nguyễn Khuyến mới có thể cảm nhận được những âm thanh tinh tế, tưởng chừng như chẳng ai để ý đến như thế! Như trên đã nói: mở đầu bài thơ, tác giả sử dụng vần “eo” nhưng tác giả không bị giới hạn mà đã mở rộng không gian theo chiều cao, tạo nên sự khoáng đạt, rộng rãi cho cảnh vật:Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắtNgõ trúc quanh co khách vắng teoBầu trời thu xanh ngắt xưa nay vẫn là biểu tượng đẹp của mùa thu. Những áng mây không trôi nổi bay khắp bầu trời mà “lơ lửng”. Trước đây Nguyễn Du đã từng viết về mùa thu với:Long lanh đáy nước in trờiThành xây khói biếc non phơi bóng vàngNay Nguyễn Khuyến cũng thế. Mở ra không gian rộng, cảm hứng Nguyễn Khuyến lại trở về với khung cảnh làng quê quen thuộc cũng vẫn hình ảnh tre truc, vẫn bầu trời thu ngày nào, vẫn ngõ xóm quanh co…tất cả đều thân thương vè nhuốm màu sắc thôn quê Việt Nam. Chỉ đến với Nguyễn Khuyến, chúng ta mới thấy được những nét quê tĩnh lặng, êm ả như vậy. Trời sang thu, không khí giá lạnh, đường làng cũng vắng vẻ. “Ngõ trúc quanh co” cũng “vắng teo” không bóng người qua lại. Sau này Xuân Diệu trong bài Đây mùa thu tới cũng đã bắt đựơc những nét điển hình đó của sông nước ở vùng quê, khi trời đã bắt đầu bước vào những ngày giá lạnh:Những luồng run rẩy rung rinh lá…… Đã nghe rét mướt luồn trong gióĐã vắng người sang những chuyến đòCùng với: Cành biếc run run chân ý nhi (Thu)Thế rồi trong cái không khí se lạnh đó của thôn quê, những tưởng sẽ không có bóng dáng của con người, ấy vậy mà thật bất ngờ đối với người đọc:Tựa gối buông cần, lâu chẳng đượcCá đâu đớp động dưới chân bèo.Hai câu thơ kết thúc đã góp phần bộc lộ đôi nét về chân dung tác giả. Tôi nhớ không lầm dường như đã có tài liệu cho rằng: “tựa gối, ôm cần lâu chẳng được”, “ôm” chứ không phải là “buông”. Theo Việt Nam tự điển thì “buông” hay hơn, phù hợp với tính cách của nhà thơ hơn. Trong những ngày từ quan lui về ở ẩn, mùa thu câu cá, đó là thú vui của nhà thơ nơi làng quê để tiêu khiển trong công việc, để hoà mình vào thiên nhiên, mà quên đi những bận lòng với nước non, cho tâm hồn thanh thản. “Buông”: thả lỏng, đi câu không cốt để kiếm cái ăn (hiểu theo đúng nghĩa của nó), mà để giải trí, cho nên “ôm” không phù hợp với hoàn cảnh. Từ “buông” mang đến cho câu thơ hiệu quả nghệ thuật cao hơn.Tóm lại, qua Thu điếu, ta phần nào thấy được tấm lòng của nhà thơ đối với thiên nhiên, đối với cuộc sống: chỉ có những ao nhỏ, những “ngõ trúc quanh co”, màu xanh của bầu trời, cũng đã làm say đắm lòng người. Thì ra mùa thu ở thôn quâ chẳng có gì là xa lạ, mùa thu ở thôn quê chính là cái hồn của cuộc sống, cái duyên của nông thôn. Câu cuối này là thú vị nhất, vừa gợi được cảm giác, vừa biểu hiện đựơc cuộc sống ngây thơ nhất với sự việc sử dụng những âm thanh rất trong trẻo có tính chất vang ngân của những cặp vần, đã chiếm được cảm tình của độc giả, đã đọc qua một lần thì khó mà quên đựơc.

Xem thêm:  Dàn ý phân tích Tỏ lòng chi tiết nhất (2 Mẫu) - Download.vn

Phân tích tâm trạng Nguyễn Khuyến qua “Thu điếu” (mẫu 6)

Hầu hết những bài viết quan trọng và những công trình nghiên cứu về văn thơ Nguyễn Khuyến đều không quên nhắc đến chùm thơ Nôm viết về mùa thu (Thu vịnh, Thu ẩm, Thu điếu). Song trong những bài viết đó thường thiên về ca ngợi sự tinh tế trong cảm thụ cảnh thu làng quê Việt Nam. Tuy đây đó cũng có đề cập tới nỗi buồn của nhà thơ, nhưng dường như chỉ là nỗi “buồn thu” thoảng qua mà thôi. Mọi người gần như coi “chủ đề làng cảnh Việt Nam” là chính, quên mất nỗi u ẩn, tâm sự đớn đau trước thời cuộc của tác giả, mà theo tôi, đó mới là nội dung chính nhà thơ muốn nhân cảnh thu để gửi gắm một cách kín đáo.

Tìm hiểu và nghiên cứu văn thơ của tác giả vốn xuất thân từ khoa bảng Hán học xưa, ai cũng thừa nhận rằng: họ chịu ảnh hưởng sâu sắc của Thi, Thư, Dịch, Lễ… và nền thơ ca cổ điển Trung Hoa như Sở từ, Hán phú, Đường thi… Dù những bài thơ tưởng như mang nặng tính “thù tạc” ngâm vịnh đi nữa, cũng không thoát ra ngoài tinh thần “thi dĩ ngôn chí, văn dĩ tải đạo” (thơ để nói chí, văn để tải đạo). Bởi thế những danh từ chỉ vật như Tùng, Cúc, Trúc, Mai hay tên 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông được nhắc đến trong thơ vịnh cảnh đâu phải chỉ là những danh từ chỉ vật, chỉ mùa đơn thuần, mà còn mang ý nghĩa ẩn dụ sâu sắc.

Vì vậy những nhận định cho rằng “Thu điếu” chỉ là bài thơ tả cảnh “mùa thu câu cá” e rằng đã hiểu chưa đúng ý nghĩa thâm thúy của bài thơ. Tất cả những hình ảnh về nước, trời, ngõ trúc, lá vàng, bèo, cá, chỉ là những cái vỏ ngoài tuy chân thực đấy những đều mang tính ẩn dụ để gửi một nỗi niềm tâm sự sâu kín mà tác giả chưa biết ngỏ cùng ai. Bởi vì, giữa thời kỳ dân tộc ta đang đắm chìm trong vòng nộ lệ, người dân mất tự do đến nghẹt thở, ngay cả nỗi cay đắng thống khổ cũng chẳng dám kêu. Trong bài “Xuân nguyên hữu cảm” nhà thơ từng đau xót hé lộ điều đó:

Vô lịch ná tri thư Giáp Tý

Hữu cừu vị cảm độc Xuân Thu (1)

(Không lịch, biết đâu mà ghi được Giáp Tý

Kẻ thù còn đó, đâu dám đọc kinh Xuân Thu)

Trong hoàn cảnh như vậy, việc tác giả không dám nói thẳng nỗi lòng của mình cũng là đương nhiên. Không chỉ vậy, cách thể hiện “ý tại ngôn ngoại” trong thơ xưa nay vốn là đỉnh cao nghệ thuật mà thi ca mong đạt tới.

Xuất phát từ những lý do trên, nhìn nhận và đánh giá lại nội dung bài “Thu điếu” sẽ cho ta thấy rõ tâm sự của tác giả và chủ đề đích thực của bài thơ.

Xin được bắt đầu từ cái “ao thu lạnh lẽo nước trong veo” mà nhiều nhà nghiên cứu từng hết lời tán dương, theo cách nhà thơ Xuân Diệu cho là “Điển hình nhất cho mùa thu Việt Nam, ở miền Bắc nước ta, chứ không phải nơi nào khác” (Các nhà thơ cổ điển Việt Nam, Nhà xuất bản Văn học, 1982).

Mua thu, nước “trong veo” thì đúng. Nhưng nước ao “trong veo” lại chưa hẳn vào mùa thu ta mới thấy, nhất là nước ao có thả cá thì ngay cả mùa thu cũng khó mà “trong veo” được. Ao ở làng quê thì nhất thiết có thả cá, chứ không phải để làm cảnh! Vì vậy từ “trong veo” trong bài thơ hiển nhiên không phải mục đích tôn cảnh mùa thu mà lại là mùa thu “lạnh lẽo”. Các tác giả từng phân tích rất kỹ, hình dung từ “lạnh lẽo” theo ý nghĩa thời tiết đơn thuần và gán cho mùa thu một “thuộc tính” mới như sau: “… Sau một mùa hạ nóng nực kéo dài, cái lạnh lẽo của mùa thu thật đáng dễ cảm xúc hơn là từ một cái lạnh này sang cái lạnh khác dù có lạnh hơn…”(!) (Những bài văn chọn lọc – tập 1 trang 38 – Trường Cao đẳng Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh – 1994).

Ai cũng rõ, mùa thu ở xứ ta được coi là một mùa mát mẻ, dễ chịu, đâu có “lạnh lẽo”. Mà dù có sang tiết đông, cũng không nói tiết trời mùa đông lạnh lẽo. Người am hiểu tiếng Việt chỉ dùng từ “lạnh lẽo” để nói cảnh vật quạnh hiu, hoang phế, thiếu sự sống. Vì vậy, câu thơ “Ao thu lạnh lẽo nước trong veo” chủ yếu miêu tả khái quát không khí thiếu sự sống của “ao thu”. Đấy cũng chính là muốn ngầm chỉ cái “không khí” của xã hội nước ta thời tác giả sống. Một xã hội “tàn thu” và tù hãm như cái ao tù đọng! Họa chăng trên cái ao tù đọng đó chỉ có đám bèo (mà tác giả nói đến ở câu kết) sống nhờ ăn bám là nhiều!

Hãy lưu ý chút nữa về những cảnh vật ông tả quanh cái “ao thu lạnh lẽo”: nào là sóng gợn, lá vàng, ngõ trúc vắng, cá đớp động… Có người nhận xét: “Trong mấy câu này ông dùng cái động để nói cái tĩnh”. Nhận xét đó đúng, vì đó là phép tả cảnh thường gặp trong thơ cổ điển. Nhưng chỉ dừng ở đó thôi thì chẳng có phát hiện gì mới mẻ. Điều cần nói ở đây không phải là cái cảm nhận tinh tế của tác giả, mà mục đích chính là tác giả muốn làm nổi bật không khí tàn tạ và “lạnh lẽo” của “ao thu”, hình ảnh ẩn dụ mà phần trên đã đề cập. Càng không phải là cảnh vật điển hình thu của “làng cảnh Việt Nam” vùng chiêm trũng như nhà thơ Xuân Diệu nhận định và cũng từng được nhiều nhà phê bình, nhà giáo tán dương!

Ai từng sống ở làng quê vùng đồng bằng Bắc Bộ đều thấy không khí làng quê xưa đâu có quạnh hưu “lạnh lẽo” thiếu sức sống như thế vào mùa thu! Nhất là mùa thu lại đúng vào đầu vụ sắp thu hoạch lúa mùa. Trong không khí mát mẻ, dù vào ban mai, giữa trưa hoặc chiều tối thì trong “ngõ trúc quanh co” kia cũng chẳng hề “vắng teo”! Nếu vắng bóng người ra đồng, ra chợ vì đang bận công việc giữa buổi, thì cũng không thể vắng bóng trẻ con nô đùa, vắng tiếng gà gáy, tiếng chim hót… dù không ồn ào, nhộn nhịp như lúc về đồng thì cũng không đến nỗi buồn thiu đến “lạnh lẽo”, im ắng đến mức nghe rõ cả tiếng lá vàng rụng như Nguyễn Khuyến đặc tả.

Lại nữa, đường làng ngõ xóm, người Việt thường trồng tre chứ mấy khi trồng trúc, vì tre vừa làm bờ lũy bảo vệ làng, xóm vừa dùng vào nhiều việc, còn trúc thì bất quá chỉ trồng vài bụi để làm cảnh và làm cần câu là cùng! Lại vẫn biết trong chữ Nho, “Trúc” là để chỉ chung các loài thuộc họ tre. Nhưng sao ở đây nhà thơ lại không nói “ngõ tre” cho hợp với bài thơ Nôm, mà lại nói “ngõ trúc”? Ấy là bởi, “Trúc” trong thơ cổ điển luôn là biểu tượng cho người quân tử (quân tử trúc, trượng phu tùng). Vì vậy “ngõ trúc” đây có ý nói ngõ nhà người quân tử (người có nhân cách cao thượng, cương trực…) và “khách” ở đây cũng là “khách quân tử”. Khách quân tử mới vắng teo, chứ “khách tục” phỏng thiếu gì?!

Ta hãy tham khảo thêm các bài “thơ thu” bằng Hán văn và các bài “Thu ẩm”, “Thu vịnh” của chính tác giả, sẽ thấy tính ước lệ trong bút pháp thơ ca cổ điển được tác giả vận dụng rất nhuần nhuyễn ở chính những hình ảnh rất chân thực.

Cũng cần phải nói thêm rằng: Những nhà khoa bảng xuất thân từ Hán học xưa còn quan niệm mùa thu theo Chu Dịch. Mùa thu thuộc quẻ Bĩ là lúc “Âm trưởng”, “Dương tiêu”. Sang xuân, tháng Giêng, Dương mới hồi sinh và dần chuyển sang quẻ Thái. Quy luật của lịch sử cũng như quy luật của tự nhiên đều “hết cơn bĩ cực đến ngày thái lai” như vậy. Theo nhận thức về Dịch như vậy, nên trí thức xưa đều trông thời cuộc (“kiến cơ nhi tác”) mà “hành tàng”, “xuất xử”.

Vì lẽ đó mà bao nhiêu bậc tiền nhân thời trước như Chu Văn An, Trần Nguyên Đán, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm… đều theo con đường “tỵ thế” (tránh đời) khi thấy triều đại đương thời suy đồi, tàn tạ không thể vực dậy được nữa.

Nguyễn Khuyến cũng không ngoài cách hành xử đó. Ông vốn là trí thức quân tử, từng ôm ấp hoài bão “kinh bang tế thế” nên mới gắng theo đuổi con đường cử nghiệp mong cứu đời, đâu phải chỉ vì mục đích “vinh thân phì gia” như bọn tiểu nhân? Chỉ cần lấy một việc ông từ bỏ cuộc sống quan trường giầu sang để trở về “vườn Bùi chốn cũ”, vui với cảnh dưa muối tương cà, quần manh áo vải nhưng thanh bạch, đủ để chứng minh cho nhân cách cao khiết của bậc chính nhân quân tử. Cách nhìn ngày nay, chê ông là “bi quan tiêu cực”, “yếm thế vô vi” sẽ không thể hiểu nổi đó là một nhân sinh quan theo đạo Dịch mà người xưa coi là tích cực.

Nguyễn Khuyến chẳng đã từng nhận thấy rằng ông sinh ra không gặp thời của người quân tử đó sao? Ông gọi đó là “buổi Dương cửu”. Trong bài “Khóc Dương Khuê” ông từng than: “Buổi Dương cửu cùng nhau hoạn nạn..!”(2) Trong bài di chúc có tên là “Tri mệnh” ông cũng nuối tiếc cho số phận mình: “Ngã số phùng cửu cửu”(3) (Số tôi gặp buổi Dương cửu).

Vì vậy Nguyễn Khuyến mới buồn phiền, thất vọng đau đớn, mới cảm thấy cô đơn, bơ vơ giữa cái “ao thu” xã hội tù hãm, “lạnh lẽo”, khách quân tử vắng teo, chỉ thấy trước mắt nhan nhản đám “bèo” tiểu nhân, xu thời ăn bám trên “mặt ao” thời đại! Trong bài thơ chữ Hán “Phụng họa Hiếu Đình nguyên vận”, ông gọi chúng là lũ “xú di” (rợ thối tha): “Mãn mục y thường thị xú di” (Đầy trước mắt tá bọn xiêm áo xênh xang toàn là lũ rợ thối tha).

Tuy nhiên, trong cái ao tù đọng đó, không phải hoàn toàn tắt hết sự sống, tắt hết hy vọng. Giữa cái ao tù đọng lạnh lẽo kia không phải chỉ có bèo nổi, lá vàng tàn úa mà còn có tầng mây với nền trời trong trẻo cao xanh, làn “sóng biếc” soi bóng trúc bên đường và quan trọng hơn là ở đâu đó, nơi mãi tận “dưới chân bèo” kia vẫn còn sự sống đang lay động: “Cá đâu đớp động dưới chân bèo!” Những hình ảnh và âm thanh đó như báo hiệu với mọi người, với cuộc đời rằng sự sống không bao giờ tắt! “Cá” trong bài thơ phải chăng là biểu tượng cho mầm sống (Dương) tích cực ấy. Đây cũng chính là “đốm lửa” lạc quan còn le lói theo quy luật của đạo Dịch, trong tâm thức của tác giả.

Đến đây ta có thể thấy chân dung của tác giả hiện lên trên “chiếc thuyền câu bé tẻo teo” kia, tuy nhỏ bé bơ vơ… nhưng rất rõ ràng là hình bóng một Khương Tử Nha (4) bên bờ Vị Thủy, một Nghiêm Tử Lăng (5) trên sông Đồng Giang và gần chúng ta nữa là một Chu Văn An bên suối Phượng Hoàng, một Nguyễn Trãi bên khe Côn Sơn, một Nguyễn Bỉnh Khiêm trên bến Trung Tân… Đâu có phải là một ngư ông kiếm kế sinh nhai bằng nghề câu cá, hoặc giả một ông Nguyễn tầm thường nào đó, đang chăm chú tìm món nhắm cho bữa rượu chiều?!

Ai đó đã quá tán tụng và thi vị hóa “mùa thu câu cá”, dù cho vô tình cũng đã dung tục hóa ý nghĩa của “Thu điếu”, vô tình đã biến cụ Tam Nguyên ẩn sĩ thanh cao, chờ thời, đồng hành với phường “giá áo túi cơm” vậy.

Rất tiếc là đến cả nhan đề bài thơ, không biết vô tình hay hữu ý, ai đó cũng diễn dịch thành “Mùa thu câu cá” hoặc “Câu cá mùa thu” để đưa vào văn bản chính thức trong sách giáo khoa mà giảng dạy cho học sinh, làm mất ý nghĩa hàm ẩn thâm thúy trong nhan đề bài thơ của tác giả là “Thu điếu” – vốn dĩ là từ Hán Việt.

Thiển nghĩ chắc hẳn cụ Tam Nguyên Yên Đổ chẳng thiếu chữ Nôm đến nỗi phải dùng từ Hán Việt để đặt đầu đề cho cả 3 bài thơ Nôm mùa thu: “Thu điếu, Thu vịnh, Thu ẩm”. Đây hẳn có dụng ý. Bởi vì ngoài nghĩa ẩn dụ còn có cả phép dùng từ đồng âm (chơi chữ) mà cụ Nguyễn Khuyến vốn rất sành! (Xin tham khảo các câu đối và những bài thơ Nôm khác trong thơ văn Nguyễn Khuyến). Bởi lẽ âm “điếu”, nếu loại bỏ tự dạng của mặt chữ Hán, còn có thể hiểu là “xót thương” theo lối “song quan” (hai nghĩa). Như vậy nhan đề bài “Thu điếu” vừa có ý nghĩa “mùa thu câu …” (ý chỉ người ẩn sĩ chờ thời vì ở đây không có từ “ngư” là cá) theo tự dạng, lại vừa có nghĩa “mùa thu xót thương” theo nghĩa đồng âm, cũng không sai với nội dung bài thơ, không sai với chủ đề. Hiểu như vậy cũng đúng với tâm trạng của nhà thơ vẫn luôn canh cánh bên lòng khi ông từ quan về ở ẩn.

“Đời muôn sự chẳng vừa lòng

Cố đô lui gót một trông hai chờ…”

(Tập cổ)

Vậy theo người viết bài này thì không thể hiểu nội dung bài thơ “Thu điếu” là “mùa thu câu cá”, hoặc cho rằng chủ đề bài thơ chỉ là “mùa thu làng cảnh Việt Nam” như từ trước tới giờ nhiều người vẫn tán dương, mà bỏ mất nội dung sâu xa và chủ yếu mà tác giả muốn gửi gắm một cách kín đáo trong bài.

Chúng ta không thể vận dụng cách hiểu mùa thu theo lối tả thực trong thơ hiện đại như cách hiểu của nhà thơ Xuân Diệu để hiểu những bài thơ thu trong thơ cổ điển mà làm cho cụ Tam Nguyên ở nơi cửu tuyền thêm phiền lòng lần nữa!.

Phân tích tâm trạng Nguyễn Khuyến qua “Thu điếu” (mẫu 7)

Trong bài thơ câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến, cảnh thu được đón nhận từ gần đến cao xa rồi từ cao xa trở lại gần: từ chiếc thuyền câu nhìn ra mặt ao, nhìn lên bầu trời, nhìn tới ngõ trúc rồi lại trở về với ao thu, với thuyền câu. Từ một khung ao nhỏ, không gian mùa thu mở ra nhiều hướng thật sinh động.

Cảnh trong thu điếu là “điển hình hơn cả cho mùa thu của làng cảnh Việt Nam”. Không khí mùa thu được gợi lên từ sự dịu nhẹ, thanh sơ của cảnh vật. Nét riêng của làng quê bắc bộ, cái hồn dân đã được gợi lên từ khung ao hẹp, từ cánh bèo, từ ngõ trúc quanh co.

Cảnh trong bài thơ là cảnh đẹp nhưng tĩnh lặng và đượm buồn. Không gian trong câu cá mùa thu là một không gian tĩnh, vắng người, vắng tiếng: Ngõ trúc quanh co khách vắng teo. Các chuyển động rất nhẹ, rất khẽ không đủ tạo âm thanh: Sóng hơi gợn, mây lơ lửng, lá khẽ đưa. Một tiếng động duy nhất là tiếng cá đớp bọt nước càng làm tăng lên sự yên ắng, tĩnh mịch của cảnh vật. Cái tĩnh bao trùm được gợi lên từ một cái “động” rất nhỏ. Đây là nghệ thuật lấy “động” nói “ tĩnh”, một thủ pháp nghệ thuật gợi tả quen thuộc của thơ xưa.

– Nói câu cá nhưng thực ra không phải chú ý vào việc câu cá. Nói câu cá nhưng thực ra là đón nhận trời thu, cảnh thu vào cõi lòng.

Cõi lòng nhà thơ yên tĩnh, vắng lặng. Tĩnh lặng trong cảm nhận dộ trong veo của nước, cái hơi gợn tý của sóng, cái độ rơi khe khẽ của lá. Đặc biệt sự tĩnh lặng trong tâm hồn thi nhân được gợi lên một cách sâu sắc từ tiếng động duy nhất của bài thơ: tiếng cá đớp bọt nước dưới chân bèo. Cái động rất nhỏ ở ngoại cảnh lại gây ấn tượng đậm đến thế, vì tâm cảnh trong sự tĩnh lặng tuyệt đối.

– Sự tĩnh lặng đem đến sự cảm nhận về một nỗi cô quạnh, uẩn khúc trong lòng nhà thơ. Bức tranh thu điếu xuất hiện nhiều gam màu lạnh: độ xanh trong của nước, độ xanh biếc của sóng, độ xanh ngắt của trời. Cái lạnh của cảnh, của ao thu, trời thu thấm vào tâm hồn nhà thơ hay chính cái lạnh từ tâm hồn nhà thơ lan toả ra cảnh vật? có người cho rằng câu thơ Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo có phần không hợp lý: Lá vàng khẽ đưa trước gió không thể có độ “ vèo” khi bay. thực ra điều đó có vẻ không hợp lý ấy lại rất lô gíc, rất thống nhất tâm trạng. Từ “vèo” chính là sự thể hiện tâm sự thời thế của nhà thơ, một tâm sự đau buồn trước hiện tình đất nước đầy đau thương. Thời thế thay đổi quá nhanh, non sông mất vào tay giặc mà mình không làm được gì để giúp đời, cứu nước.

Xem thêm:  Viết bài tham gia hội thảo chủ đề “Hãy vì một mái trường xanh, sạch

Tiếng Việt trong bài thơ giãn dị, trong sáng đến kỳ lạ,có khả năng diễn đạt những biểu hiện rất tinh tế của sự vật, những tâm sự thầm kín rất khó giải bày. Đặc biệt vần eo – “tử vận”, oái oăn, khó gieo- được Nguyễn Khuyến được sử dụng một cách thần tình. Đây không đơn thuần là hình thức chơi chữ mà chính là dùng vần để biểu đạt nội dung. Vần eo góp phần diễn tả một không ian nhỏ dần khép kín, phù hợp với tân trạng đầy uẩn khúc cá nhân.

Phân tích tâm trạng Nguyễn Khuyến qua “Thu điếu” (mẫu 8)

Nguyễn Khuyến là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam, ông nổi tiếng với chùm thơ thu, ông đặc danh và mang trong mình một tâm hồn trong sáng và một tình yêu với quê hương đất nước, con người đó thể hiện qua phong cách nghệ thuật sáng tác thơ ca của ông.

Nguyễn Khuyến là một con người tài hoa, với một phong cách nghệ thuật cũng vô cùng độc đáo, ông tài hoa trong việc cảm thụ để sáng tác lên những tác phẩm nghệ thuật gần gũi và tạo cho con người có một cảm giác rất nhẹ nhàng và vô cùng tinh tế, đó đều là những hình ảnh thể hiện một thái độ rất say mê với nghệ thuật. Trong tác phẩm câu cá mùa thu, ông đã thể hiện được phong cách nghệ thuật của mình, qua cách sử dụng ngôn ngữ, và qua đó người đọc cũng đánh giá được một con người có tầm quan sát tinh tế và một thái độ ung dung:

“Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo.”

Tác giả đang cảm thụ từng khoảng không gian của thiên nhiên, nó đang trôi chảy nhẹ nhàng qua từng con chữ, với hình ảnh của ao thu lạnh lẽo, ở đây tác giả đang thể hiện tâm hồn của mình, với một cảm xúc có chút cô đơn, và tâm trạng của thi sĩ cũng đang hòa nhập với không khí chung của không gian, tất cả đang tạo nên một cảm giác mới mẻ, và cũng vô cùng hấp dẫn người đọc, người thi sĩ đi câu cá, nhưng mang trong mình nhiều cảm xúc, ở đây có thể hiểu đó là cảm xúc của những con người trước hoàn cảnh của thời cuộc, tác giả đang hình dung ra những điều mới mẻ, trong thiên nhiên, dựa vào thiên nhiên để nói lên cảm xúc của chính mình. Đúng như thi sĩ cổ đã từng nói: ” Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Đúng như vậy thi sĩ cũng đang mang trong mình những suy tư và biết bao nhiêu cảm xúc đang xen lẫn vào dòng tâm trạng và cảm xúc của chính tác giả, tác giả đang thể hiện những nỗi lòng sâu lắng nhất đối với dân tộc và đối với khung cảnh nơi đây:

Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.Tựa gối ôm cần lâu chẳng đặng,Cá đâu đớp động dưới chân bèo.

Trong những câu thơ trên tác giả vừa thể hiện được vùng cảnh của thiên nhiên vùng nông thôn Bắc Bộ, và còn tiếp tục thể hiện nỗi lòng của những người thi sĩ trước những cảnh sắc thiên nhiên, đang mang đậm những dòng cảm xúc và biết bao nhiêu sự cô đơn, và hiu quạnh trong lòng người, có thể thấy được những điều đó qua biết bao nhiêu những cảm xúc sâu sắc và mang lại nhiều cái nhìn mới mẻ riêng của chính tác giả và không gian thanh bình nơi đây.

Những cảm xúc cô đơn đang xen lẫn là những hoài niệm xa xôi, những cảm xúc của thời cuộc, mặc dù viết về vùng nông thôn vùng Bắc Bộ nhưng tâm trạng của thi sĩ nơi đây cũng mang một nỗi lòng nặng gánh với biết bao nhiêu lo toan, và những cái nhìn mới mẻ nhất, đọc thơ của Nguyễn Khuyến, chúng ta vừa thấy cảnh sắc thiên nhiên đang hiện ra và nó còn mang nhiều cảnh sắc của tâm hồn đang mang nặng những dòng cảm xúc riêng, đó là những cảm xúc của những con người với thời cuộc.

Khung cảnh nơi đây thơ mộng, nhưng khách lại vắng teo, nó cũng để chứng tỏ một điều đó là nơi đây đất nước đang rơi vào những khó khăn, nhưng những người hiền tài, chưa thấy có, chính vì vậy, tâm hồn của tác giả đang mang nặng những mối lo và suy tư về cuộc đời, cuộc đời của tác giả đang ngập tràn trong những cảm xúc riêng, và nó thể hiện một tâm trạng thời thế của chính tác giả.

Với những dòng cảm xúc riêng tác giả đang thể hiện những cảm xúc của mình qua khung cảnh thiên nhiên, viết về đề tài thiên nhiên nhưng khung cảnh thiên nhiên, và cảm xúc của con người vẫn đang rất thấm đẫm trong đó, nó thể hiện những cảm xúc riêng và đặc biệt, tâm hồn của tác giả đang lạc vào một thế giới cảm xúc lẫn lộn, giữa đời người và thiên nhiên vô hạn. Tâm trạng thời thế của Nguyễn Khuyến như chúng ta thấy nó hiện rõ lên ở hai câu cuối:

Tựa gối buông cần lâu chẳng đượcCá đâu đớp động dưới chân bèo.

Hai câu cuối đã mang đậm tâm trạng để nói về một tình yêu đất nước không bao giờ nguôi ngoai của tác giả, dù cho thi sĩ của ngắm cảnh vãng lai, nhưng lúc nào cũng luôn nghĩ về đất nước, muốn phục vụ cho đất nước. Ngồi thẫn thờ và suy ngẫm về đất nước điều đó làm cho tác giả bỗng giật mình khi thấy tiếng cá, đớp chân bèo, đây là cảm xúc và một tâm hồn yêu cái đẹp, nhưng tâm hồn luôn nghĩ về quê hương, biết lo cho quê hương, đó là tất cả những gì mà tác giả đã thể hiện trong tác phẩm của mình.

Tác giả đã thể hiện nỗi lòng của mình qua tác phẩm, đó là những tâm trạng thời thế, và biết bao nhiêu cảm xúc, và dòng tâm trạng đang thấm đẫm trong dòng cảm xúc của từng lời thơ, cảm xúc đó đã tạo nên những khung cảnh riêng và đậm giá trị nhân văn sâu sắc trong từng giai điệu của tác phẩm.

Phân tích tâm trạng Nguyễn Khuyến qua “Thu điếu” (mẫu 9)

Tác giả Nguyễn Khuyến là tác giả nổi bật trong thi ca Việt Nam bởi sở hữu cho mình chùm ba bài thơ thu, trong số chùm ba bài thơ thu đó có tác phẩm “Câu cá mùa thu”, có thể nhận định rằng, đây là một tác phẩm đại diện cho các bài thơ nói về mùa thu của làng quê đồng bằng Bắc bộ Việt Nam. Thông qua bài thơ, chúng ta cảm nhận được vẻ đẹp của bức tranh mùa thu, đồng thời cũng cảm nhận được một vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ Nguyễn Khuyến.

Bài thơ là một bức tranh mùa thu đầy sự sống động và chân thực, không kém những nét bình dị đơn sơ mà thân thuộc, bởi nó được thể hiện qua sự cảm nhận và gợi tả rất tinh tế của tác giả về cảnh sắc mùa thu làng quê đồng bằng Bắc bộ. Trong sự cảm nhận rất tinh tế đó, ta nhận ra được tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước, cũng như tâm trạng đối với thời thế của Nguyễn Khuyến.

Trước hết, nói về tình yêu thiên nhiên và yêu quê hương đất nước, để bộc lộ rõ điều này nhà thơ Nguyễn Khuyến đã không ngại dùng nhiều giác quan của mình để cảm nhận mùa thu, vừa dùng thị giác, thính giác, lại cả xúc giác và hòa trộn những cảm giác đó với nhau, ví dụ như các câu thơ: “Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo”, “Ao thu lạnh lẽo nước trong veo”. Tác giả hơn nữa rất thành công trong việc lột tả mùa thu ấy bởi chính ông đang cảm nhận vẻ đẹp ấy trên mảnh đất quê hương của mình, bài thơ phản ánh tình yêu của ông đối với thiên nhiên của chính quê hương mình. Và chắc hẳn Nguyễn Khuyến đã rất gắn bó, tha thiết và có tình cảm sâu nặng đối với quê hương của mình mới cảm nhận một cách chận thật nhất những cảnh sắc quê hương và lột tả vẻ đẹp ấy bằng sự chân thật và tinh tế. Bài thơ ấy mang trong mình vẻ đẹp của hồn dân tộc bởi chính có tình yêu thiên nhiên đất nước của tác giả trong đó.

Trong bài thơ, ta cũng có thể nhận ra tâm trạng thời thế của tác giả hay chính là một tâm hồn thanh cao. Tâm trạng ấy mang trong mình nỗi u hoài, đôi khi lặng lẽ trầm ngâm, lúc thì giật mình thảng thốt “Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo”, “Cá đâu đớp động dưới chân bèo”. Nỗi u hoài ấy của nhà thơ từ trong tâm trạng lan tỏa và bao trùm ra ngoài mọi cảnh vật, làm cho cảnh vật tuy đẹp những vẫn có nét hiu quạnh, thanh sơ.

Tư thế xuất hiện của người câu cá cùng với cảnh vật đều mang một nỗi man mác buồn, người câu cá không ngồi ở tư thế bình thường mfaf lại gò bó tựa gối, vốn đi đâu cá để tạo ra cảm giác thoải mái nhưng chính ông lại không được thoải mái, hình ảnh cúi người mặt tựa lên đầu gối chắc hẳn là đang có suy nghĩ một điều gì đó. Chính không gian tĩnh lặng ấy đã giúp cho người đọc phần nào cảm nhận được nỗi cô quạnh trong tâm hồn tác giả, khi tác giả là một vị Tam nguyên Yên Đồ lại trở về sống cảnh làng quê, sống trong cảnh thôn dã là vậy những lòng vẫn nặng trĩu những vấn đề thời cuộc, suy nghĩ về tình hình đất nước và luôn đau đáu một nỗi “thẹn” vì sự bất lực của mình.

Sự chờ đợi của người câu cá cũng toát lên những tâm trạng sâu thẳm trong lòng tác giả, đó là một sự chờ đợi mòn mỏi trong vắng lặng, chỉ lẻ loi có một tiếng động của cá dưới chân bèo, mọi thứ trở nên trống không, im ắng lạ thường, nó góp phần làm tăng thêm sự tĩnh lặng và vắng vẻ của không gian mùa thu. Có thể thấy cảnh câu cá mùa thu là một cảnh đẹp nhưng lại đượm buồn, mọi cảnh vật, chuyển động đều rất khẽ, cái tĩnh lặng đã bao trùm mọi cảnh vật những lại được gợi lên bằng chính những cái động rất khẽ. Đây là một thủ pháp nghệ thuật rất đặc sắc, lấy động tả tĩnh, bên cạnh đó việc sử dụng những từ “eo” trong bài thơ lại càng tạo nên sự vắng lặng, im lìm trong khung cảnh mùa thu, càng thu nhỏ không gian hẹp lại.

https://thuthuat.taimienphi.vn/than-bai-phan-tich-tam-trang-nguyen-khuyen-qua-thu-dieu-39291n.aspxQua bài thơ “Câu cá mùa thu” chúng ta cảm nhận được trong tâm hồn của nhà thơ Nguyễn Khuyến là sự gắn bó tha thiết với thiên nhiên, bộc lộ tấm lòng yêu quê hương, đất nước thầm kín. Khung cảnh mùa thu được vẽ ra rất giản dị và yên bình, đơn sơ, mang nét đặc trưng của mùa thu làng quê Bắc bộ Việt Nam.

Phân tích tâm trạng Nguyễn Khuyến qua “Thu điếu” (mẫu 10)

Trong bài thơ câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến, cảnh thu được đón nhận từ gần đến cao xa rồi từ cao xa trở lại gần: từ chiếc thuyền câu nhìn ra mặt ao, nhìn lên bầu trời, nhìn tới ngõ trúc rồi lại trở về với ao thu, với thuyền câu. Từ một khung ao nhỏ, không gian mùa thu mở ra nhiều hướng thật sinh động.

Cảnh trong thu điếu là “điển hình hơn cả cho mùa thu của làng cảnh Việt Nam”. Không khí mùa thu được gợi lên từ sự dịu nhẹ, thanh sơ của cảnh vật. Nét riêng của làng quê bắc bộ, cái hồn dân đã được gợi lên từ khung ao hẹp, từ cánh bèo, từ ngõ trúc quanh co.

Cảnh trong bài thơ là cảnh đẹp nhưng tĩnh lặng và đượm buồn. Không gian trong câu cá mùa thu là một không gian tĩnh, vắng người, vắng tiếng: Ngõ trúc quanh co khách vắng teo. Các chuyển động rất nhẹ, rất khẽ không đủ tạo âm thanh: Sóng hơi gợn, mây lơ lửng, lá khẽ đưa. Một tiếng động duy nhất là tiếng cá đớp bọt nước càng làm tăng lên sự yên ắng, tĩnh mịch của cảnh vật. Cái tĩnh bao trùm được gợi lên từ một cái “động” rất nhỏ. Đây là nghệ thuật lấy “động” nói “ tĩnh”, một thủ pháp nghệ thuật gợi tả quen thuộc của thơ xưa.

– Nói câu cá nhưng thực ra không phải chú ý vào việc câu cá. Nói câu cá nhưng thực ra là đón nhận trời thu, cảnh thu vào cõi lòng.

Cõi lòng nhà thơ yên tĩnh, vắng lặng. Tĩnh lặng trong cảm nhận dộ trong veo của nước, cái hơi gợn tý của sóng, cái độ rơi khe khẽ của lá. Đặc biệt sự tĩnh lặng trong tâm hồn thi nhân được gợi lên một cách sâu sắc từ tiếng động duy nhất của bài thơ: tiếng cá đớp bọt nước dưới chân bèo. Cái động rất nhỏ ở ngoại cảnh lại gây ấn tượng đậm đến thế, vì tâm cảnh trong sự tĩnh lặng tuyệt đối.

– Sự tĩnh lặng đem đến sự cảm nhận về một nỗi cô quạnh, uẩn khúc trong lòng nhà thơ. Bức tranh thu điếu xuất hiện nhiều gam màu lạnh: độ xanh trong của nước, độ xanh biếc của sóng, độ xanh ngắt của trời. Cái lạnh của cảnh, của ao thu, trời thu thấm vào tâm hồn nhà thơ hay chính cái lạnh từ tâm hồn nhà thơ lan toả ra cảnh vật? có người cho rằng câu thơ Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo có phần không hợp lý: Lá vàng khẽ đưa trước gió không thể có độ “ vèo” khi bay. thực ra điều đó có vẻ không hợp lý ấy lại rất lô gíc, rất thống nhất tâm trạng. Từ “vèo” chính là sự thể hiện tâm sự thời thế của nhà thơ, một tâm sự đau buồn trước hiện tình đất nước đầy đau thương. Thời thế thay đổi quá nhanh, non sông mất vào tay giặc mà mình không làm được gì để giúp đời, cứu nước.

Tiếng Việt trong bài thơ giãn dị, trong sáng đến kỳ lạ,có khả năng diễn đạt những biểu hiện rất tinh tế của sự vật, những tâm sự thầm kín rất khó giải bày. Đặc biệt vần eo – “tử vận”, oái oăn, khó gieo- được Nguyễn Khuyến được sử dụng một cách thần tình. Đây không đơn thuần là hình thức chơi chữ mà chính là dùng vần để biểu đạt nội dung. Vần eo góp phần diễn tả một không ian nhỏ dần khép kín, phù hợp với tân trạng đầy uẩn khúc cá nhân

Phân tích tâm trạng Nguyễn Khuyến qua “Thu điếu” (mẫu 11)

Trước kia, trong văn chương Việt Nam thỉnh thoảng cũng có tác phẩm viêt về nông thôn, nhưng hình ảnh về cảnh quê nói chung còn mờ nhạt. Phải đến Nguyễn Khuyến, lần đầu tiên cảnh nông thôn mới thực sự đi vào văn học. Nguyễn Khuyến viết nhiều về thiên nhiên với ngòi bút ấm áp bình dị, có khi còn gởi gắm chút tâm sự. Một trong những bài thơ thể hiện nội dung trên là bài Câu cá mùa thu.

Từ tên bài thơ đến mọi chi tiết miêu tả đều trực tiếp hay gián tiếp làm rõ hai từ Thu điếu (Câu cá mùa thu). Hai câu đề cho thấy cảnh được báo hiệu từ tên gọi tác phẩm: có ao, có thu (hợp lại thành ao thu), có nước trong veo, có chiếc thuyền câu nhỏ. Đúng là bài thơ nói chuyện Câu cá mùa thu, tuy câu cá chỉ là hình thức bề ngoài. Các câu thơ tiếp theo đều được tổ chức xoay xung quanh “trục” này, dù người đọc có cảm tưởng tác giả nhấn mạnh vào yếu tố thu hơn yếu tố câu cá. Cảnh thu đã được nhìn từ con mắt của một người ngồi câu trên ao.

Cảnh thu vừa trong vừa tình. Ao nước trong tưởng có thể nhìn thấu đáy (trong veo), sóng biêng biếc phản chiếu màu cây, màu trời, trời ít mây nên càng nổi bật màu xanh ngắt (xanh ở đây cũng có thể hiểu là trong). Tĩnh: mặt ao lặng, lạnh lẽo (cái lạnh) thường hay sóng đôi với cái lặng, sóng hơi gợn (gợn tí), gió khẽ đưa lá vàng, khách vắng teo, tiếng cá đớp bỗng nghe mơ hồ như có như không (cái động của liêng cá đớp bỗng càng làm nổi bật cái tình chung của cảnh). Ở đây, trong gắn liền với tĩnh.

Đây là cảnh thu đặc trưng của đồng bằng Bắc Bộ, ở xứ đồng chiêm trũng. Các chi tiết miêu tả trong bài đều giàu tính hiện thực, hầu như không vướng chút ước lệ nào, có thể gợi những cảm xúc sâu lắng về quê hương.

Dưới ngòi bút cua tác giả, tất cả các sự vật được nhắc tới đều xứng hợp với nhau: ao thu nhỏ – thuyền câu bé, gió nhẹ – sóng gợn tí, trời xanh — nước trong, khách vắng teo – người ngồi câu trầm ngâm yên lặng, đặc biệt là các mảng màu xanh của nước, của tre trúc thật hoa diệu với màu xanh của bầu trời.

Từ láy trong thơ chẳng những tạo ra vẻ thuân Nôm cho tác phẩm mà còn có tác dụng làm tăng nhạc tính. Từ láy vừa mô phỏng dáng dấp, động thái của sự vật, làm cho sự vật hiện lên sống động, vừa thể hiện được biến đổi tinh vi trong cảm xúc chủ quan của người sáng tạo: lạnh lẽo, tẻo teo, lơ lửng. Lạnh lẽo không hẳn nói về cái lạnh của nước mà nói về không khí đượm vẻ hiu hắt của cảnh vật cũng như tâm trạng u uẩn của nhà thơ. Tẻo teo có thể được giải thích là rất nhỏ (chiếc thuyền câu nhỏ), âm eo được lặp lại gợi liên tưởng về một “đối tượng” đang mỗi lúc một thu hẹp diện tích, phù hợp với cái nhìn của nhà thơ muốn mọi vật thu lại vừa trong tầm mắt, không mở ra quá rộng làm cho không khí suy tư bị loãng đi. Lơ lửng vừa gợi hình ảnh đám mây đọng lại lưng chừng giữa tầng không, vừa gợi trạng thái mơ màng của nhà thơ.

Cảnh trong Thu điếu là cảnh đẹp nhưng tĩnh lặng và đượm buồn. Không gian Thu điếu là một không gian tĩnh, vắng người, vắng tiếng: Ngõ trúc quanh co khách vắng teo. Các chuyển động rất nhẹ, rất khẽ không đủ tạo âm thanh: sóng hơi gợn, mây lơ lửng, lá khẽ đưa.

Tựa gối ôm cần lâu chẳng được,

Cá đâu đớp động dưới chân bèo.

Cá đâu đớp động duới chân bèo không thể hiểu theo nghĩa cá đâu có đớp (nghĩa là không đớp). Từ đâu trong câu này là đại từ phiếm chỉ chứ không phải là hư từ phủ định. Một tiếng động duy nhất – tiêng cá đớp mồi càng làm tăng thêm sự yên ắng, tĩnh mịch của cảnh vật. Cái tĩnh bao trùm được gợi lên từ một cái “động” rất nhỏ. Đây là nghệ thuật lấy “động” nói “tĩnh”, một thủ pháp nghệ thuật gợi tả quen thuộc của thơ cổ điển.

Nói câu cá nhưng thực ra không phải chú ý vào việc câu cá. Nói câu cá nhưng thực ra là đón nhận trời thu, cảnh thu vào cõi lòng. Cõi lòng của nhà thơ yên tĩnh, vắng lặng. Tĩnh lặng trong sự cảm nhận độ trong veo của nước, cái hơi gợn tí của sóng, cái độ rơi khe khẽ của lá. Đặc biệt sự tĩnh lặng trong tâm hồn thi nhân được gợi lên một cách sâu sắc từ tiếng động duy nhất của bài thơ: tiếng cá đớp mồi dưới chân bèo. Cái động rất nhỏ ở ngoại cảnh lại gây ấn tượng đậm đến thế, vì tâm cảnh đang trong sự tĩnh lặng tuyệt đối. Sự tĩnh lặng đem đến sự cảm nhận về một nỗi cô quạnh, u uẩn trong lòng nhà thơ.

Bài thơ còn cho thấy vẻ đẹp tâm hồn của tác giả: đó là một con người bình dị, gắn bó sâu sắc với quê hương, biết rung động với những vẻ đẹp đơn sơ của chốn thôn dã thanh bình, hướng về sự thanh sạch cao quý và luôn có tinh thần trách nhiệm đối với cuộc đời.

Xem thêm các bài tóm tắt Ngữ văn 11 hay, chi tiết khác:

TOP 30 bài Phân tích bài thơ “Tự tình II” của Hồ Xuân Hương (2022)

TOP 30 bài Phân tích 4 câu thơ cuối của bài thơ “Tự tình II” của Hồ Xuân Hương (2022)

TOP 30 bài Hình ảnh người phụ nữ qua bài thơ “Tự tình II” của Hồ Xuân Hương (2022)

TOP 30 bài Phân tích cảnh thu và tình thu trong bài thơ “Câu cá mùa thu” (2022)

TOP 30 bài Phân tích nghệ thuật sử dụng từ ngữ độc đáo trong bài thơ “Thu điếu” (2022)

Rate this post

KevinNguyen

Kevin Nguyễn - Người quản trị nội dung web là một chuyên gia sáng tạo và chuyên nghiệp trong việc quản lý, phát triển và duy trì nội dung website. Với khả năng phân tích và đánh giá thông tin chính xác, anh/chị đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích và đáng tin cậy cho cộng đồng.