LEED là gì? Tiêu chuẩn LEED trong tòa nhà văn phòng bạn nên biết

Chào mừng bạn đến với pgdgiolinhqt.edu.vn trong bài viết về Leed gold là gì chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.

Nói đến các tòa nhà văn phòng hiện đại. Một trong những tiêu chuẩn rất quan trọng mà hầu hết tất cả những người làm trong lĩnh vực văn phòng. Cho thuê văn phòng đều quan tâm. Đó là tiêu chuẩn LEED. Chứng chỉ Leed. Hay cũng có thể gọi là chứng nhận Leed, tiêu chuẩn xanh Leed, leed certification …

Tiêu chuẩn Leed do hiệp hội USGBC Của Mỹ đề xuất và ra đời từ năm 1995. Là một bộ các hệ thống xếp hạng nhằm đánh giá thiết kế và hiệu suất về môi trường của các tòa nhà, nhà ở và khu dân cư. Cho đến nay, tiêu chuẩn Leed vẫn được công nhận là tiêu chuẩn xanh toàn diện nhất. Hôm nay. Việt Long Office sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết thông tin về chứng chỉ LEED này nhé.

Ok! Chúng ta cùng bắt đầu thôi.

LEED là gì?

Leed tên tiếng anh là Leadership in Energy & Environmental Design. Là một giấy chứng nhận cho các công trình xây dựng xanh được cấp bởi hội đồng xây dựng Xanh Mỹ ra đời năm 1995 tại Mỹ. Đây là tiêu chuẩn quốc tế tiên phong về vấn đề xây dựng các công trình tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường sống của con người – Theo wikipeadia- (https://vi.wikipedia.org/wiki/LEED)

Đọc thêm: BMS là gì? Hệ thống quản lý tòa nhà BMS.

Tiêu Chuẩn xếp hạng LEED.

Các tiêu chuẩn đánh giá xếp hạng LEED có thể kể đến như sau.

  • Môi trường phát triển bền vững.
  • Đổi mới và sáng tạo trong thiết kế.
  • Nguyên vật liệu và nguồn tài nguyên.
  • Khả năng giảm tiêu thụ năng lượng.
  • Hiệu quả tận dụng nguồn nước.
  • Chất lượng môi trường sống trong nhà.

Thang điểm xếp hạng tiêu chuẩn LEED. Phân Loại tiêu chuẩn LEED. Và chứng chỉ của hệ thống LEED

Lưu ý: Hệ thống LEED có thể áp dụng đánh giá nhiều ngành nghề khác nhau. Trong phạm vi bài viết này chúng tôi chỉ đề cập đến việc áp dụng hệ thống LEED để đánh giá trong ngành xây dựng. LEED phụ thuộc vào 7 tiêu chí chấm điểm để cấp các chứng nhận LEED tương ứng bao gồm.

Xem thêm:  Xịt Thơm Miệng Tức Thì Staycool Breath Freshener Nhập Khẩu Anh

1. Vị trí xây dựng bền vững/ Sustainable site (SS) → 26 điểm

2. Tận dụng nguồn nước hiệu quả/ Water Efficiency (WE) → 10 điểm

3. Tận dụng và tái tạo nguồn năng lượng/Energy & Atmosphere (EA) → 35 điểm

4. Tiết kiệm tài nguyên và nguyên vật liệu/Material & Resources (MR) → 14 điểm

5. Bảo đảm không khí và môi trường sống/Indoor Environment Quality (IE) → 14 điểm

6. Cập nhật và tối ưu hóa thiết kế/Innovation & Design (ID) → 06 điểm

7. Khu vực ưu tiên/Regional Priority (RP) → 4 điểm

Tất cả phải được đánh giá theo tiêu chí khách quan, thực tế. Sau khi chấm điểm. Bạn sẽ đạt được một trong bốn cấp độ tương ứng với những chứng nhận LEED dưới đây

● Đạt 40 – 49 điểm: Chứng nhận Certified. ● Đạt 50 – 59 điểm: Chứng nhận Bạc (Silver). ● Đạt 60 – 79 điểm: Chứng nhận Vàng (Gold). ● Từ 80 điểm trở lên: Chứng nhận Bạch Kim (Platinum).

Đọc thêm bài viết : Các tiêu chuẩn thiết kế cao ốc văn phòng

Lợi ích tiêu chuẩn LEED là gì?

Với 53 công trình đạt chứng chỉ LEED. Đứng đầu so với các chứng chỉ công trình xanh tại Việt Nam. Đủ cho thấy những lợi ích to lớn của công trình LEED mang lại. Một dự án đạt được chứng nhận LEED. Thì đồng nghĩa với việc.

  • Đem lại uy tín, hình ảnh tích cực của dự án cho khách hàng, đối tác.
  • Giúp tiết kiệm chi phí và năng lượng. Tránh lãng phí điện, nước sạch và các tài nguyên năng lượng khác.
  • Môi trường sống từ không khí, ánh sáng, tự nhiên đều tốt hơn cho cộng đồng trong các tòa nhà. (indoor enviroment quality).

Tất cả góp phần tạo lên một cuộc sống hiện đại, xanh sạch đảm bảo sức khỏe cho cộng đồng. Nhược điểm của tiêu chuẩn LEED.

Vì tiêu chuẩn LEED đòi hỏi điều kiện rất cao và chặt chẽ. Nên cần các chủ đầu tư bỏ ra nhiều chi phí hơn trong thiết kế đến xây dựng. Vì vậy giá thuê văn phòng của các tòa nhà đáp ứng tiêu chuẩn LEED hiển nhiên sẽ cao hơn. Vì vậy các chủ đầu tư cần phải tính toán một cách cẩn thận bài toán chi phí lợi nhuận.

Ngoài ra, có nhiều tiêu chuẩn của LEED không phù hợp với điều kiện thời tiết, địa lý của Việt Nam (đó là lý do tại sao VGBC đã xây dựng hệ thống LOTUS áp dụng riêng cho thị trường Việt Nam.

Xem thêm:  Bột diệp lục Unicity có tốt không? Công dụng và giá thành - YouMed

Tại Sao phải có Tiêu Chuẩn LEED

  • Tiêu chuẩn LEED giúp cho các công trình mới có thể phát triển bền vững. Vì khi tuân theo các tiêu chuẩn LEED. Thì những công trình này sẽ phát triển cây xanh toàn diện, tối ưu nguồn nguyên liệu và tiết kiệm chi phí. Vô hình chung có lợi cho sức khỏe người tiêu dùng.
  • Tiêu chuẩn LEED giúp cho công trình cũ có thể tối ưu chi phí cải tạo. và nâng cao hiệu quả sử dụng.

Các Tiêu Chuẩn Tương Đồng Với LEED tại Việt Nam.

BCA Green Mark

Ngoài tiêu chuẩn LEED Của Mỹ, thì còn có một số tiêu chuẩn khác tương tự nằm trong hệ thống đánh giá công trình xanh. Có thể kể đến như BCA Green Mark – Building and Construction Authority (do bộ xây dựng Singapore ban hành năm 2005).

BCA chưa được áp dụng phổ biến tại Việt Nam. Chưa có những thống kê chính xác có bao nhiêu công trình áp dụng BCA theo số liệu của bộ xây dựng Việt Nam.

LOTUS

Một tiêu chuẩn về công trình xanh nữa có thể kể đến là LOTUS. Đây là hệ thống đánh giá được phát triển dành riêng cho thị trường Việt Nam. Được phát triển bởi tổ chức của Việt Nam. Đó là Hội đồng công trình xanh Việt Nam (VGBC).

Đây là hệ thống tiêu chí ra đời sau rất lâu so với LEED. Chính vì thế cho nên nó đã kế thừa được những ưu điểm cũng như khắc phục những nhược điểm cho phù hợp nhất với nhu cầu và điều kiện thời tiết tại thị trường Việt Nam. Hệ thống đánh giá này đang bắt đầu được áp dụng trong các dự án từ năm 2019.

Tuy nhiên Lotus chỉ dành riêng cho thị trường Việt. Còn tiêu chuẩn LEED là chứng chỉ quốc tế có thể áp dụng trên mọi quốc gia trên thế giới.

EDGE

Đây là hệ thống do tổ chức IFC (Tổ chức tài chính quốc tế) thuộc ngân hàng thế giới world bank cấp. Có vai trò tương tự như LEED, BCA…

Giống như LEED, EDGE cũng là một tiêu chuẩn quốc tế, được công nhận tại nhiều quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam, Edge còn ít thông dụng hơn LEED. Hiện tại mới có tầm 13 công trình kiến trúc tại Việt Nam đạt chuẩn kiến trúc này. (Thống kê năm 2018 của bộ xây dựng).

Xem thêm:  Xem Ngay: Sở Thích Của Jack Là Gì - Thiết kế nội thất

Hệ thống tiêu chuẩn LEED. (LEED Certification Requirements).

LEED có các công cụ đánh giá áp dụng cho các nhóm công trình khác nhau. Cụ thể:

  • LEED BD+C (Building Design and Construction) áp dụng cho dự án xây mới hoặc cải tạo lớn.
  • LEED ID+C (Interior Design and Construction) áp dụng cho các dự án hoàn thiện nội thất thương mại (văn phòng, bán lẻ, …)
  • LEED O+M (Building Operations and Maintenance) áp dụng cho các công trình đang vận hành.
  • LEED ND (Neighborhood Development) áp dụng cho các dự án khu đô thị, khu phức hợp…
  • LEED Homes áp dụng cho các dự án nhà ở đơn lẻ, hoặc các dự án chung cư, nhà ở thấp tầng… Những Công Trình kiến trúc Việt Nam đạt tiêu chuẩn LEED.

Nhà máy Cogate Pamolive và trung tâm kho vận công ty YCH Postrate distripark là hai công trình đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ LEED. Vào năm 2010 và 2011 Đều đạt chứng chỉ LEED Bạc.

Tháp đôi capital Place Hà Nội là văn phòng cho thuê hạng A hiếm hoi tại Hà Nội đạt tiêu chuẩn LEED. Dự án có 128.000 m2 sàn. Có hai tòa tháp 37 tầng nằm chung khối đế với 3 tầng hầm. Đã xuất sắc đạt chứng chỉ LEED GOLD.

Ở thành phố Hồ Chí Minh ta có thể nhắc đến Deutsches Haus. Nằm tại đường Lê Duẩn. Với 25 tầng nổi và 4 tầng hầm. Là nơi làm việc của các tổ chức doanh nghiệp lớn của Việt Nam và CHLB Đức.

Kết Luận

Đến đây, chắc bạn đã nắm chắc đầy đủ các thông tin về Chứng chỉ LEED, Tiêu chuẩn LEED rồi phải không. Điều cơ bản chúng ta cần nhớ chỉ đơn giản là. Nếu một công trình có tiêu chuẩn LEED. Thì đó là một công trình uy tín. Có giá trị hữu ích với người dùng. Giúp nâng cao đời sống con người, cải thiện môi trường, tiết kiệm chi phí trong quản lý vận hành.

Nếu có nhu cầu thuê và cho thuê văn phòng. Bạn hãy để lại thông tin hoặc liên hệ với đội ngũ VIỆT LONG Office. Chúng mình luôn sẵn sàng hỗ trợ các bạn.

Rate this post

KevinNguyen

Kevin Nguyễn - Người quản trị nội dung web là một chuyên gia sáng tạo và chuyên nghiệp trong việc quản lý, phát triển và duy trì nội dung website. Với khả năng phân tích và đánh giá thông tin chính xác, anh/chị đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích và đáng tin cậy cho cộng đồng.