KMnO4 + HCl → KCl + MnCl2 + Cl2 + H2O – THPT Lê Hồng Phong

Chào mừng bạn đến với pgdgiolinhqt.edu.vn trong bài viết về Kmno4 ra cl2 chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.

KMnO4 + HCl → KCl + MnCl2 + Cl2 + H2O được THPT Lê Hồng Phong biên soạn là phản ứng oxi hóa khử khi cho KMnO4 tác dụng với dung dịch HCl, sản phẩm sinh ra có khí thoát ra. Hy vọng với phương trình cân bằng hoàn chỉnh này sẽ giúp các bạn học sinh có kết quả đối chiếu chính xác nhất. Mời các bạn tham khảo.

1. Phương trình phản ứng KMnO4 tác dụng HCl đặc

2KMnO4 + 16HCl 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O (rắn, màu đen) (lỏng, không màu) (rắn, trắng) (rắn) (khí) (lỏng, không màu) 158 36,5 74,5 126 71 18

2. Điều kiện phản ứng giữa KMnO4 và dung dịch HCl đậm đặc

Không có

3. Cách thực hiện phản ứng KMnO4 và HCl đậm đặc

Cho vào ống nghiệm khô một vài tinh thể KMnO4, nhỏ tiếp vào ống vài giọt dung dịch HCl đậm đặc. Đậy kín ống nghiệm bằng nút cao su.

Bạn đang xem: KMnO4 + HCl → KCl + MnCl2 + Cl2 + H2O

4. Hiện tượng quan sát được

Có khí màu vàng lục thoát ra trong ống nghiệm, chính là Cl2. Vì khí Cl2 thoát ra gây độc chính vì vậy khi làm xong thí nghiệm cần thêm lượng dư dung dịch kiềm để trung hòa lượng HCl dư và tác dụng hết với Cl2 trong bình trước khi đổ ra môi trường

5. Tính chất hóa học của kali pemanganat (KMnO4)

Vì là chất oxi hóa mạnh nên KMnO4 có thể phản ứng với kim loại hoạt động mạnh, axit hay các hợp chất hữu cơ dễ dàng.

Xem thêm:  Phương Pháp Xử Lý Thông Tin Trong Nghiên Cứu Khoa Học

a. Phản ứng phân hủy bởi nhiệt độ cao

2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2

Khi pha loãng tinh thể pemanganat dưới ánh sáng mặt trời trực tiếp, oxi được giải phóng

4KMnO4 + 2H2O → 4KOH + 4MnO2 + 3O2

Phản ứng với axit

KMnO4 có thể phản ứng với nhiều axit mạnh như H2SO4, HCl hay HNO3, các phương trình phản ứng minh họa gồm:

2KMnO4 + 16HCl → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O

3K2MnO4 + 4HNO3 → 2KMnO4 + MnO2 + 4KNO3 + 2H2O

3K2MnO4 + 2H2SO4 → 2KMnO4 + MnO2 + 2K2SO4 + 2H2O

Phản ứng với bazơ

Thuốc tím có thể tác dụng với nhiều dung dịch kiềm hoạt động mạnh như KOH, NaOH, phương trình phản ứng minh họa:

4NaOH + 4KMnO4 → 2H2O + O2 + 2K2MnO4 + 2Na2MnO4

Tính chất oxy hóa của KMnO4

Vì thuốc tím là chất oxy hóa mạnh nên có thể phản ứng với nhiều loại dung dịch và cho ra nhiều sản phẩm khác nhau.

  • Trong môi trường axit, mangan bị khử thành Mn2+

2KMnO4 + 5Na2SO3 + 3H2SO4 → 2MnSO4 + 5Na2SO4 + K2SO4 + 3H2O

  • Trong môi trường trung tính, tạo thành MnO2 có cặn màu nâu.

2KMnO4 + 3K2SO3 + H2O → 3K2SO4 + 2MnO2 + 2KOH

  • Trong môi trường kiềm, bị khử thành MnO42-

2KMnO4 + Na2SO3 + 2KOH → 2K2MnO4 + Na2SO4 + H2O

6. Bài tập vận dụng liên quan

Câu 1. Trong phòng thí nghiệm người ta điều chế oxi bằng cách nhiệt phân KClO3 hat KMnO4 hoặc KNO3. Vì lí do nào sau đây?

A. Dễ kiếm, rẻ tiền

B. Giàu oxi và dễ phân hủy ra oxi

C. Phù hợp với thiết bị hiện đại

Xem thêm:  Fe2O3 + HCl → FeCl3 + H2O - THPT Lê Hồng Phong

D. Không độc hại

Câu 2. Trong phòng thí nghiệm cần điều chế 4,48 lít O2 (Đktc). Dùng chất nào sau đây có khối lượng nhỏ nhất.

A. KMnO4

B. KClO3

C. KNO3

D. Không khí

Câu 3. Cho 14,6 gam HCl tác dụng hết với KMnO4, thu được V lít khí Cl2 (đktc). Giá trị của V là

A. 8,96

B. 2,8

C. 5,60

D. 11,20

Câu 4. Trong phòng thí nghiệm, người ta thường điều chế clo bằng cách

A. điện phân nóng chảy NaCl.

B. cho dung dịch HCl đặc tác dụng với MnO2, đun nóng.

C. điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn.

D. cho F2 đẩy Cl2 ra khỏi dung dịch NaCl.

Câu 5. Chất dùng để làm khô khí Cl2 ẩm là

A. dung dịch H2SO4 đậm đặc.

B. Na2SO3 khan.

C. CaO.

D. dung dịch NaOH đặc.

Câu 6. Đặc điểm chung của các đơn chất halogen (F2, Cl2, Br2, I2):

A. ở điều kiện thường đều là chất khí

B. tác dụng mãnh liệt với nước.

C. vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử.

D. tính chất hóa học cơ bản là tính oxi hóa.

Câu 7. Cho clo vào nước, thu được nước clo Nước clo là hỗn hợp gồm các chất:

A. HCl, HClO

B. HClO, Cl2, H2O

C. H2O, HCl, HClO

D. H2O, HCl, HClO, Cl2

Câu 8. Dãy gồm các chất đều tác dụng được với dung dịch HCl loãng là

A. NaNO3, CaCO3, Fe(OH)3

B. KHCO3, AgNO3, CuO

C. FeS, BaSO4, NaOH

D. AgNO3, (NH4)2CO3, CuS

Câu 9. Nhiệt phân cùng một lượng số mol mỗi chất sau: KMnO4; KClO3; KNO3; H2O2. Chất nào thu được lượng khí oxi lớn nhất?

Xem thêm:  Thịt trâu xào gì ngon? Tổng hợp 14 cách làm thịt ... - Điện máy XANH

A. KMnO4

B. KClO3

C. KNO3

D. H2O2

Câu 10. Cho KMnO4 tác dụng với HCl đặc thu được khí A. Dẫn khí thu được vào dung dịch KOH ở nhiệt độ thường và đun nóng. Cho biết hiện tượng xảy ra

A. Mất màu dung dịch thuốc tím, có khí vàng lục thoát ra, sau đó dung dịch không màu

B. Mất màu dung dịch thuốc tím, sau đó dung dịch không màu

C. Mất màu dung dịch thuốc tím, có khí không màu thoát ra, sau đó dung dịch không màu

D. Mất màu dung dịch thuốc tím, có khí vàng lục thoát ra.

………………..

Mời các bạn tham khảo thêm một số tài liệu liên quan:

Trên đây THPT Lê Hồng Phong đã giới thiệu phương trình phản ứng KMnO4 + HCl → KCl + MnCl2 + Cl2 + H2O tới các bạn, đây cũng chính là phương trình phản ứng điều chế khí Cl2 trong phòng thí nghiệm, các bạn học sinh lưu ý để học tập và vận dụng giải bài tập.

Để có kết quả học tập tốt và hiệu quả hơn, THPT Lê Hồng Phong xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Hóa học 10, Chuyên đề Vật Lý 10, Chuyên đề Hóa học 10, Giải bài tập Toán 10. Tài liệu học tập lớp 10 mà THPT Lê Hồng Phong tổng hợp biên soạn và đăng tải.

Đăng bởi: THPT Lê Hồng Phong

Chuyên mục: Giáo dục

Rate this post

KevinNguyen

Kevin Nguyễn - Người quản trị nội dung web là một chuyên gia sáng tạo và chuyên nghiệp trong việc quản lý, phát triển và duy trì nội dung website. Với khả năng phân tích và đánh giá thông tin chính xác, anh/chị đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích và đáng tin cậy cho cộng đồng.