Tiêm Vắc Xin COVID-19 Xong Cần Uống Thuốc Hạ Sốt Không

Chào mừng bạn đến với pgdgiolinhqt.edu.vn trong bài viết về Khi tiêm vắc xin covid bị sốt nên làm gì chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.

Phản ứng sau khi tiêm vắc xin ngừa Covid-19 là vấn đề được rất nhiều người quan tâm hiện nay. Bạn nên làm gì khi cơ thể có phản ứng sau tiêm? Hãy cùng tìm hiểu hướng dẫn của bác sĩ trong bài viết tại đây nhé!

1/ Phản ứng sau khi tiêm vắc xin

Sau 1 năm nghiên cứu, hiện nay vắc xin COVID-19 đang được khuyến khích tiêm ngừa rộng rãi nhằm làm chậm sự lây lan của dịch bệnh. Việc tiêm ngừa vắc xin làm giảm tỉ lệ tử vong, giảm tỉ lệ biến chứng trong trường hợp bị nhiễm bệnh bằng cách giúp cơ thể sản sinh ra kháng thể chống lại virus SARS-Cov-2. Tại Việt Nam, chương trình tiêm vắc xin đã và đang được triển khai trên các địa bàn có ca nhiễm.

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, sau khi tiêm vắc xin, người được tiêm cần ở tại chỗ điểm tiêm chủng 30 phút để được cán bộ y tế theo dõi và phát hiện sớm các phản ứng sau tiêm nếu có. Khi đi về, cần chú ý theo dõi sức khỏe bản thân trong vòng 3 tuần kể từ khi tiêm.

Một số triệu chứng sau tiêm vắc xin COVID-19 bạn có thể gặp đó là sốt, mệt mỏi, đau đầu, buồn nôn, ớn lạnh, đau cơ, đau khớp, ngứa hoặc sưng đỏ, đau tại chỗ tiêm, bồn chồn… Đây đều là các triệu chứng do hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng xảy ra và hoàn toàn bình thường. Những triệu chứng này phần lớn sẽ tự thuyên giảm và biến mất hoàn toàn sau khoảng vài ngày.

Xem thêm:  Pomodoro là gì? Phương pháp quản trị thời gian tăng hiệu suất

Trong người sốt nhẹ, đo thân nhiệt khoảng 38°C là một trong các phản ứng phổ biến nhất. Sốt là phản ứng tự nhiên của cơ thể và thường tự khỏi sau tiêm vài ngày. Nếu bạn sốt cao từ 38,5°C trở lên có thể uống thuốc giảm đau hạ sốt.

2/ Chăm sóc cơ thể sau khi tiêm như thế nào?

Theo Thạc sĩ, Bác sĩ Trần Thanh Sơn – Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, TP.HCM – khi cơ thể bị sốt khoảng 38-39°C, rất dễ mất nước, nhất là vào những ngày nắng nóng càng cần phải bổ sung nước uống cho cơ thể.

Khi uống nước cần uống từ từ, đồng thời bạn có thể uống thêm loại nước từ hoa quả, nước rau, nước oresol, nước có pha thêm chút muối… Ngoài ra, nước chanh, nước cam, nước bưởi ép… là nguồn cung cấp lượng vitamin C, A tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Chế độ ăn uống cần đa dạng các loại thực phẩm, bạn chú ý chọn loại thực phẩm chứa nhiều vitamin A, C, D, E, protein (chất đạm), kẽm… giúp tăng cường hệ miễn dịch. Cân bằng dinh dưỡng với các nhóm thịt, cá trứng sữa, các loại ngũ cốc nguyên hạt, thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, trái cây tươi.

Sau khi tiêm là thời điểm bạn nên dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn. Hạn chế thức khuya và làm việc nặng để không bị mệt mỏi. Nên nằm ngủ ở nơi thoáng mát, tránh ở nơi gió lùa.

Xem thêm:  Tính Giá Xuất Kho Theo Phương Pháp Bình Quân Gia Quyền

Nếu bạn đo thân nhiệt từ 38,5°C trở lên thì nên sử dụng thuốc hạ sốt. Theo bác sĩ Sơn, việc dùng thuốc giảm đau hạ sốt khi sốt cao, sẽ giúp cơ thể giảm bớt mệt mỏi, khó chịu, hạn chế tình trạng mất nước, mất điện giải và hoàn toàn không ảnh hưởng đến quá trình sinh miễn dịch cũng như không làm giảm hiệu quả của vắc xin COVID-19.

Paracetamol là hoạt chất có tác dụng giảm đau và hạ sốt được bác sĩ khuyên dùng trong các trường hợp đau và sốt từ nhẹ đến vừa. Bạn có thể tham khảo thuốc hạ sốt phổ biến trên thị trường hiện nay như Hapacol 650 chứa thành phần 650 mg paracacetamol phát huy hiệu quả giúp giảm đau, hạ sốt, phù hợp và an toàn.

Thuốc giảm đau hạ sốt Hapacol 650 được sản xuất trên dây chuyền đạt tiêu chuẩn Japan-GMP, đảm bảo chất lượng đến từng viên, đã được chứng nhận đạt tiêu chuẩn lưu hành tại các nhà thuốc, bệnh viện trong nước.

Khi sử dụng thuốc hạ sốt cần lưu ý dùng đúng liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Liều dùng của thành phần Paracetamol trong giảm đau hạ sốt là 10-15mg/kg/lần, mỗi lần uống cách nhau 4-6 tiếng. Hapacol 650 chứa 650mg paracetamol, khoảng cách 2 lần uống phải trên 4 tiếng và không uống quá 6 viên một ngày.

Tuy nhiên bác sĩ Sơn khuyến cáo, nếu bạn bị sốt cao trên 39°C, cơn sốt kéo dài, uống thuốc hạ sốt nhưng không thuyên giảm, sưng hoặc đỏ lan rộng tại chỗ tiêm vắc xin, đau cơ dữ dội, tăng huyết áp hoặc tụt huyết áp… sau khi tiêm cần đến ngay các cơ sở y tế, bệnh viện để được xử lý kịp thời.

Xem thêm:  Thực dưỡng Ohsawa, ăn sao để khỏe mạnh? - Nutri Ancan

Nguồn tham khảo: https://tuoitre.vn/khi-nao-nen-uong-thuoc-ha-sot-sau-tiem-vac-xin-covid-19-20210728173207422.htm

  • Bình luận bằng Facebook
  • Bình luận
Rate this post

KevinNguyen

Kevin Nguyễn - Người quản trị nội dung web là một chuyên gia sáng tạo và chuyên nghiệp trong việc quản lý, phát triển và duy trì nội dung website. Với khả năng phân tích và đánh giá thông tin chính xác, anh/chị đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích và đáng tin cậy cho cộng đồng.