Đi Nghĩa Vụ Công An Ra Làm Gì, Có Được Làm Công An Không?

Chào mừng bạn đến với pgdgiolinhqt.edu.vn trong bài viết về Học nghĩa vụ công an ra làm gì chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, người thực hiện nghĩa vụ công an được hưởng nhiều chế độ của Đảng và Nhà nước. Như vậy người đi nghĩa vụ công an ra làm gì, liệu có được bước chân vào ngành Công an hay không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Đi nghĩa vụ công an ra làm gì, có được làm công an không?

Trước khi tìm hiểu đi nghĩa vụ công an ra làm gì, hãy cùng tìm hiểu về điều kiện để đi nghĩa vụ công an là gì:

Điều kiện để đi nghĩa vụ công an

Điều kiện để được đi nghĩa vụ công an theo Điều 5, Nghị định 70/2019/NĐ-CP như sau:

  • Có lý lịch rõ ràng.
  • Nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; không có tiền án, tiền sự, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, quản chế, không trong thời gian bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc; có phẩm chất, đạo đức tư cách tốt, được quần chúng nhân dân nơi cư trú hoặc nơi học tập, công tác tín nhiệm.
  • Bảo đảm tiêu chuẩn chính trị của hạ sĩ quan, chiến sĩ phục vụ theo chế độ nghĩa vụ trong Công an nhân dân.
  • Có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên. Các xã miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn được tuyển công dân có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở.
  • Thể hình cân đối, không dị hình, dị dạng và đáp ứng các tiêu chuẩn sức khoẻ để thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân.
Đi nghĩa vụ công an ra làm gì, có được làm công an không?
Đi nghĩa vụ công an ra làm gì, có được làm công an không?

Đi nghĩa vụ công an ra làm gì, có được làm công an không?

Người đi nghĩa vụ công an hoàn toàn có thể bước chân vào ngành công an.

Hiện nay, có 2 cách để những người đi nghĩa vụ công an được vào biên chế. Nội dung được quy định trong Điều 9, Nghị định 70/2019/NĐ-CP cụ thể như sau:

  • Hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ có thời gian phục vụ tại ngũ từ 15 tháng đến dưới 24 tháng (tính đến thời điểm dự thi), kết quả phân loại hằng năm đạt hoàn thành nhiệm vụ trở lên, bảo đảm các tiêu chuẩn, điều kiện phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp trong Công an nhân dân thì được xét, dự tuyển vào các học viện, trường Công an nhân dân theo quy định về tuyển sinh Công an nhân dân, tốt nghiệp ra trường được phong cấp bậc hàm sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp.
  • Hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ không thuộc trường hợp quy định tại trường hợp trên, hết thời hạn phục vụ tại ngũ có đủ tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu sử dụng của Công an nhân dân, nếu tự nguyện và Công an nhân dân có nhu cầu thì được xét chuyển sang chế độ phục vụ chuyên nghiệp. Tiêu chuẩn và tỷ lệ chuyển sang chế độ phục vụ chuyên nghiệp đối với hạ sĩ quan nghĩa vụ hết hạn phục vụ tại ngũ thực hiện theo quy định của Bộ Công an.
Xem thêm:  Dạy trẻ từ 1 đến 3 tuổi - Cách dạy con không đòn roi, không nước mắt

Đi nghĩa vụ công an có được hưởng lương không? Mức lương bao nhiêu?

Người đi nghĩa vụ công an được hưởng lương theo quy định tại Nghị định 204/2004/NĐ-CP như sau:

Mức phụ cấp Hệ số Mức phụ cấp (Đồng) Thượng sĩ 0.7 1,043,000 Trung sĩ 0.6 894,000 Hạ sĩ 0.5 745,000 Binh nhất 0.45 670,500 Binh nhì 0.4 596,000

Đi nghĩa vụ công an được hưởng quyền lợi gì khác?

Trong thời gian thực hiện khám sức khoẻ theo lệnh gọi của Trưởng Công an cấp huyện, công dân tham dự tuyển chọn thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân được hưởng các chế độ, chính sách quy định đối với công dân trong thời gian thực hiện khám, kiểm tra sức khoẻ nghĩa vụ quân sự.

Trong thời gian phục vụ tại ngũ và khi xuất ngũ hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ được hưởng các chế độ, chính sách quy định đối với hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ được hưởng các chế độ, chính sách quy định đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân quy định tại Điều 50 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 và các văn bản quy định chi tiết thi hành.

Quyền lợi khi đi nghĩa vụ công an
Quyền lợi khi đi nghĩa vụ công an

Nội dung Điều 50 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 như sau:

1. Đối với hạ sĩ quan, binh sĩ trong thời gian phục vụ tại ngũ:

  • Được bảo đảm cung cấp kịp thời, đủ số lượng, đúng chất lượng về lương thực, thực phẩm, quân trang, thuốc phòng bệnh, chữa bệnh; được bảo đảm chỗ ở, phụ cấp hàng tháng, nhu yếu phẩm và nhu cầu về văn hóa, tinh thần phù hợp với tính chất nhiệm vụ của quân đội; được bảo đảm chế độ trong các ngày lễ, tết; được bảo đảm chăm sóc sức khỏe khi bị thương, bị ốm đau, bị tai nạn theo quy định của pháp luật;
  • Từ tháng thứ mười ba trở đi được nghỉ phép theo chế độ; các trường hợp nghỉ vì lý do đột xuất khác do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định;
  • Từ tháng thứ hai mươi lăm trở đi được hưởng thêm 250% phụ cấp quân hàm hiện hưởng hàng tháng;
  • Được tính nhân khẩu trong gia đình khi gia đình được giao hoặc điều chỉnh diện tích nhà ở, đất xây dựng nhà ở và đất canh tác;
  • Được tính thời gian phục vụ tại ngũ vào thời gian công tác;
  • Được ưu đãi về bưu phí;
  • Có thành tích trong chiến đấu, công tác, huấn luyện được khen thưởng theo quy định của pháp luật;
  • Trong trường hợp bị thương, bị bệnh khi làm nhiệm vụ thi được hưởng chế độ ưu đãi theo quy định của pháp luật;
  • Được Nhà nước bảo đảm chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội, Luật bảo hiểm y tế;
  • Được tạm hoãn trả và không tính lãi suất khoản vay từ Ngân hàng chính sách xã hội mà trước khi nhập ngũ là thành viên hộ nghèo, học sinh, sinh viên theo quy định của pháp luật;
  • Được ưu tiên trong tuyển sinh quân sự.
Xem thêm:  Phương pháp bảo toàn electron hay, chi tiết | Hóa học lớp 10

Xem thêm: Trường cao đẳng quân đội

2. Đối với thân nhân hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ:

  • Bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ hoặc bố, mẹ chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ được hưởng chế độ bảo hiểm y tế theo quy định của Luật bảo hiểm y tế, được hưởng trợ cấp khó khăn do ngân sách nhà nước bảo đảm;
  • Con đẻ, con nuôi hợp pháp của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ được miễn, giảm học phí khi học tại cơ sở giáo dục phổ thông công lập và ngoài công lập theo quy định của pháp luật về chế độ miễn, giảm học phí;
  • Trường hợp hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ hy sinh, từ trần trong khi làm nhiệm vụ thì gia đình được hưởng chế độ ưu đãi theo quy định của pháp luật.

3. Đối với hạ sĩ quan, binh sĩ khi xuất ngũ:

  • Được cấp tiền tàu xe, phụ cấp đi đường, trợ cấp xuất ngũ;
  • Trước khi nhập ngũ đang học tập hoặc có giấy gọi vào học tập tại các trường thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học thì được bảo lưu kết quả, được tiếp nhận vào học ở các trường đó;
  • Được trợ cấp tạo việc làm;
  • Trước khi nhập ngũ đang làm việc tại cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội thì khi xuất ngũ cơ quan, tổ chức đó phải có trách nhiệm tiếp nhận lại, bố trí việc làm và bảo đảm thu nhập không thấp hơn trước khi nhập ngũ; trường hợp cơ quan, tổ chức đó đã giải thể thì cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp có trách nhiệm bố trí việc làm phù hợp;
  • Trước khi nhập ngũ đang làm việc tại tổ chức kinh tế thi khi xuất ngũ tổ chức đó phải có trách nhiệm tiếp nhận lại, bố trí việc làm và bảo đảm tiền lương, tiền công tương xứng với vị trí việc làm và tiền lương, tiền công trước khi nhập ngũ; trường hợp tổ chức kinh tế đã chấm dứt hoạt động, giải thể hoặc phá sản thì việc giải quyết chế độ, chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ được thực hiện như đối với người lao động của tổ chức kinh tế đó theo quy định của pháp luật;
  • Được giải quyết quyền lợi về bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội;
  • Đối với hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ theo quy định tại khoản 1 Điều 43 và khoản 1 Điều 48 của Luật này, khi về địa phương được chính quyền các cấp, cơ quan, tổ chức ưu tiên sắp xếp việc làm và cộng điểm trong tuyển sinh, tuyển dụng công chức, viên chức; trong thời gian tập sự được hưởng 100% mức lương và phụ cấp của ngạch tuyển dụng tương ứng với trình độ đào tạo.
Xem thêm:  Phương pháp quy đổi trong hóa học hữu cơ hay, chi tiết, có lời giải
Thời gian đi nghĩa vụ công an kéo dài bao lâu?
Thời gian đi nghĩa vụ công an kéo dài bao lâu?

Thời gian đi nghĩa vụ công an kéo dài bao lâu?

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 4 Nghị định 70/2019/NĐ-CP, thời gian nghĩa vụ công an là 24 tháng (2 năm).

Trên đây, Đào Tạo Liên Tục Gangwhoo đã giải đáp câu hỏi được nhiều người quan tâm: “Đi nghĩa vụ công an ra làm gì, có được làm công an không?” Hy vọng nội dung bài viết sẽ hữu ích với bạn.

Rate this post

KevinNguyen

Kevin Nguyễn - Người quản trị nội dung web là một chuyên gia sáng tạo và chuyên nghiệp trong việc quản lý, phát triển và duy trì nội dung website. Với khả năng phân tích và đánh giá thông tin chính xác, anh/chị đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích và đáng tin cậy cho cộng đồng.