Sinh viên học luật ra làm gì? Đây là 10 việc làm ngành luật ‘hái ra tiền’

Chào mừng bạn đến với pgdgiolinhqt.edu.vn trong bài viết về Học luật ra làm gì chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.

Tất cả các lĩnh vực từ kinh tế, văn hóa, giáo dục, công nghệ… đều cần đến sự can thiệp nhất định về pháp luật. Vì vậy, ngành luật có cơ hội việc làm lương cao hấp dẫn và đầy triển vọng.

Dù vậy, nhiều bạn trẻ vẫn hoang mang học luật ra làm gì? Có dễ xin việc không? Thu nhập bao nhiêu? Để hiểu thêm tổng quan ngành luật và các cơ hội việc làm cử nhân luật, hãy tham khảo bài viết của TopCV.

Nên học ngành luật nào? Học luật có dễ xin việc không?

Học ngành luật, sinh viên sẽ được đào tạo kiến thức về pháp luật. Ngành luật bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh một loại quan hệ xã hội có cùng tính chất, nội dung thuộc lĩnh vực đời sống xã hội nhất định.

Tuỳ theo chuyên ngành đào tạo, sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức khác nhau liên quan đến lĩnh vực cụ thể trong hệ thống pháp luật.

Nên học ngành luật nào?

Ngành luật được chia ra thành chuyên ngành khác nhau. Tuỳ vào chuyên ngành theo học sẽ được đào tạo các kiến thức pháp lý liên quan đến lĩnh vực đó.

Chuyên ngành đào tạo

Kiến thức chuyên ngành

Luật dân sự

  • Trang bị kiến thức về chuyên ngành luật dân sự như hợp đồng dân sự, hợp đồng lao động, thừa kế, thủ tục tố tụng dân sự, luật hôn nhân gia đình…
  • Theo học ngành Luật dân sự, sinh viên được cung cấp kỹ năng, nghiệp vụ về thi hành án dân sự, pháp luật thực thi quyền sở hữu trí tuệ, kỹ năng giải quyết các vụ án dân sự, nghề luật sư và tư vấn pháp luật,..

Luật thương mại

  • Trang bị kiến thức pháp luật liên quan đến lĩnh vực kinh tế, tài chính, ngân hàng, thuế, đất đai và môi trường.
  • Theo học ngành Luật thương mại, sinh viên được cung cấp kiến thức luật trong hoạt động kinh doanh như: luật sở hữu trí tuệ, luật đất đai, luật môi trường, thuế…

Luật kinh tế

  • Trang bị kiến thức liên quan đến duy trì và giải quyết các tranh chấp trong kinh doanh, thương mại; đảm bảo quy trình hoạt động của doanh nghiệp trong quá trình trao đổi, giao thương trong nước và quốc tế.
  • Theo học ngành Luật kinh tế, sinh viên được cung cấp kiến thức về pháp luật trong kinh doanh; xử lý các vấn đề pháp lý đặt ra trong thực tiễn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp.

Luật hình sự

  • Trang bị kiến thức thực tiễn về tư pháp hình sự, nghiệp vụ liên quan như tâm lý học tư pháp, tội phạm, trách nhiệm hình sự, giải quyết hình sự,…
  • Theo học ngành Luật hình sự, sinh viên được cung cấp kiến thức và kỹ năng nghiên cứu, vận dụng các kiến thức trong lĩnh vực tư pháp hình sự.

Luật hành chính

Cung cấp kiến thức chuyên sâu về lý luận nhà nước và pháp luật; cơ cấu tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước; khoa học quản lý nhà nước và điều hành công sở; công tác kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo…

Luật quốc tế

  • Gồm 3 khối kiến thức cơ bản gồm: Khối công pháp quốc tế, khối tư pháp quốc tế, khối luật so sánh và luật thương mại quốc tế.
  • Theo học ngành Luật quốc tế, sinh viên được trang bị kiến thức liên quan đến chức năng đối ngoại của nhà nước trong quan hệ quốc tế, lựa chọn và vận dụng pháp luật của các quốc gia, giải quyết các tranh chấp dân sự mang yếu tố nước ngoài…

Quản trị – luật

Trang bị cho sinh viên kiến thức hiện đại về kinh doanh, quản trị và luật làm nền tảng nghề nghiệp cho nhà quản trị và nhà tư vấn.

Học luật có dễ xin việc không?

Có nên học ngành luật không?”, “Nghề luật có dễ xin việc không?”… là những câu hỏi được nhiều bạn trẻ quan tâm hơn cả. Trên thực tế, nhu cầu phát triển kinh tế và mở rộng doanh nghiệp ngày càng tăng, nguồn nhân lực cho ngành luật đạt con số ấn tượng.

Xem thêm:  KMnO4 + HCl → KCl + MnCl2 + Cl2 + H2O - THPT Lê Hồng Phong

Chỉ riêng tại TPHCM, theo Dự báo nhu cầu nguồn nhân lực qua đào tạo từ 2020 – 2025, lĩnh vực pháp luật chiếm tỷ lệ ngành nghề 33% so với tổng số việc làm. Thông tin từ Bộ tư pháp cũng chỉ ra, tính đến năm 2020, riêng các chức danh tư pháp cần tới >20.000 nhân sự và con số đó sẽ còn tiếp tục tăng khi Việt Nam đang trong bối cảnh hội nhập.

Điều đó chứng minh, con đường sự nghiệp ngành Luật rộng mở, mang đến hàng ngàn cơ hội việc làm. Sinh viên sau khi ra trường hoàn toàn có thể tìm việc làm Luật/Pháp lý không chỉ ở vai trò luật sư tại tòa án mà có thể đảm nhiệm các chức vụ kiểm sát viên, thư ký tòa án, công chứng viên… và công tác tại nhiều bộ phận, cơ quan khác nhau.

10 gợi ý hấp dẫn về cơ hội việc làm ngành luật dành cho các Cử nhân ngành Luật
10 gợi ý hấp dẫn về cơ hội việc làm ngành luật dành cho các Cử nhân ngành Luật

Theo học luật ra làm gì? Mức lương các công việc ngành luật ra sao?

Đây là 10 gợi ý hấp dẫn về cơ hội việc làm ngành luật giải đáp cho các câu hỏi: “Tốt nghiệp đại học luật ra làm gì?” “ngành luật lương thấp phải không?”

Công chứng viên

Công chứng viên là làm gì?

Công chứng viên có trách nhiệm tư vấn và thẩm định công chứng cho khách hàng; chịu trách nhiệm soạn thảo, thẩm định hợp đồng hay các loại hồ sơ theo đúng quy định pháp luật. Họ còn là người hỗ trợ cho luật sư trong các văn bản pháp lý.

Mức lương công chứng viên

Mức lương tham khảo: 8,000.000 – 10,000.000 VND/tháng.

Vì được nhà nước ủy quyền đứng ra cung cấp dịch vụ công chứng nên lương công chứng viên phần lớn được tính dựa trên mức lương nhà nước theo bậc, ngạch.

Xem thêm:  Gợi Ý Một Số Cách Chế Biến Món Ngon Từ Cá Basa

Còn trong thực tế, mức thu nhập của công chứng viên là không có giới hạn. Đặc biệt nếu làm ở văn phòng công chứng tư nhân, mức lương linh hoạt hơn nhiều.

Chuyên viên pháp lý

Chuyên viên pháp lý là làm gì?

Để mô tả công việc của chuyên viên pháp lý trong công ty văn phòng luật sẽ là đảm nhiệm việc giải quyết, tư vấn các vấn đề liên quan đến luật pháp cho doanh nghiệp. Họ có trách nhiệm nghiên cứu, soạn thảo và hoàn thiện các văn bản, hồ sơ pháp lý.

Chuyên viên pháp lý còn có trách nhiệm cập nhật các thay đổi trong quy định do cơ quan thẩm quyền ban hành.Mức lương chuyên viên pháp lý

Mức lương chuyên viên pháp lý

Mức lương tham khảo: 10,000.000 -15,000.000 VND/tháng.

Mức lương chuyên viên pháp lý được đánh giá khá hấp dẫn. Với người dày dặn kinh nghiệm, năng lực tốt, mức lương có thể lên tới 20,000.000 – 25,000.000 VND/tháng.

>>> Xem thêm: Nhân viên pháp lý là gì? 100+ điều bạn cần biết về công việc của nhân viên pháp lý

Kiểm sát viên/Công tố viên Luật sư

Kiểm sát viên là làm gì?

Kiểm sát viên (hay còn gọi Công tố viên) là người thuộc cơ quan tố tụng. Công việc chính là điều tra, truy tố, buộc tội những kẻ vi phạm pháp luật trong các vụ án hình sự và phiên tòa xét xử.

Liên quan đến các vụ án, kiểm sát viên còn tham gia điều tra, triệu tập hỏi cung bị can, người bị hại, người làm chứng và những người liên quan. Nếu kết quả điều tra không hợp lý, họ có quyền lật lại vụ án và yêu cầu điều tra lại từ đầu.

Mức lương kiểm sát viên

Mức lương tham khảo: 8,000.000 -10,000.000 VND/tháng.

Bên cạnh mức lương chính, kiểm sát viên còn được hưởng mức trợ cấp hàng tháng là 25%.

Thư ký tòa án

Thư ký tòa án là làm gì?

Thư ký tòa án là người làm thư ký phiên tòa, tiến hành các hoạt động tố tụng theo quy định của luật tố tụng. Họ có nhiệm vụ hỗ trợ thẩm phán trong việc tiến hành các công tác liên quan tới quá trình giải quyết vụ án.

Ngoài ra, thư ký tòa án còn phụ trách kiểm tra danh sách, phổ biến nội quy của phiên tòa tới những người triệu tập. Nắm rõ lượng người tham gia, lý do vắng mặt và báo cáo với Hội đồng xét xử.

Mức lương thư ký tòa án

Mức lương tham khảo: 8,000.000 -10,000.000 VND/tháng.

Bên cạnh mức lương chính, thư ký tòa án còn được nhận các khoản phụ cấp khác của nhà nước.

Thẩm phán là người chủ trì việc xét xử và điều trần các vụ án
Thẩm phán là người chủ trì việc xét xử và điều trần các vụ án

Giảng viên ngành luật

Giảng viên ngành luật là làm gì?

Giảng viên ngành luật là người giảng dạy các bộ môn pháp luật tùy theo từng ngành luật. Công việc đòi hỏi người giảng viên phải có nền tảng kiến thức pháp luật tốt, có sự đầu tư nghiên cứu pháp luật, lý luận chuyên sâu để thực hiện công tác học vụ và đánh giá, rèn luyện sinh viên.

Xem thêm:  IT là gì? học gì và làm gì? - Trường Cao đẳng Đại Việt Đà Nẵng

Mức lương giảng viên ngành Luật

Mức lương tham khảo: 7,000.000 -10,000.000 VND/tháng

Mức lương giảng viên ngành luật khởi điểm có thể không quá cao. Tuy nhiên tùy vào thâm niên, trình độ, kinh nghiệm, môi trường làm việc mà sẽ có sự thay đổi.

Thẩm phán

Thẩm phán là làm gì?

Đây là chức danh mơ ước của rất nhiều sinh viên ngành Luật sau khi ra trường. Thẩm phán là người chủ trì việc xét xử và điều trần các vụ án.

Quyết định quy trình thực hiện xét xử theo luật pháp và quy tắc, quyết định giam giữ bị cáo đến khi xét xử, phê duyệt lệnh bắt giữ. Vai trò của thẩm phán còn đưa ra phán quyết và giải quyết tranh chấp giữa các bên.

Mức lương thẩm phán

Mức lương tham khảo: 3,500.000 – 12,000.000 VND/tháng.

Cụ thể:

  • Mức lương thẩm phán Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao: 9,200.000 – 12,000.000 VND/tháng.
  • Mức lương thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh: 6,500.000- 10,000.000 VND/tháng.
  • Mức lương thẩm phán Tòa án nhân dân cấp huyện: 3,500.000 – 7,500.000 VND/tháng.

Pháp chế doanh nghiệp

Pháp chế doanh nghiệp là làm gì?

Là vị trí phổ biến tại các doanh nghiệp lớn hiện nay. Đây là người giữ vai trò tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp, hỗ trợ cơ quan quản lý, điều hành trong doanh nghiệp.

Vị trí này còn thực hiện các công việc phát sinh liên quan đến pháp luật trong doanh nghiệp, tránh các sai phạm có thể xảy ra.

Mức lương pháp chế doanh nghiệp

Mức lương tham khảo: 7,000.000 – 13,000.000 VND/tháng.

Mức lương pháp chế doanh nghiệp được đánh giá khá ổn định. Tùy thuộc vào công việc và quy mô doanh nghiệp, thu nhập có thể lên tới 20,000.000 – 30,000.000 VND/tháng.

Điều tra viên

Điều tra viên là làm gì?

Đây cũng là vị trí việc làm ngành luật khá hấp dẫn. Nhìn chung, điều tra viên sẽ thực hiện các công việc điều tra nhằm thu thập chứng cứ, làm rõ tình tiết vụ án. Tiến hành tố tụng, thực hiện các nhiệm vụ theo sự phân công của cấp trên thuộc cơ quan điều tra.

Mức lương điều tra viên

Mức lương tham khảo: 8,000.000 VND/tháng.

Ngoài mức lương chính, tùy thuộc vào lĩnh vực điều tra mà điều tra viên còn được hưởng phụ cấp đặc thù từ 15% đến 20%.

Hòa giải viên

Hòa giải viên là làm gì?

Hòa giải viên được xem như “bên thứ ba”. Công việc chính bao gồm thiết lập và duy trì các mối quan hệ dân sự giữa các bên xung đột, giải quyết mọi tranh chấp bằng phương pháp hoà giải. Trong trường hợp hoà giải không hiệu quả, hòa giải viên sẽ hỗ trợ các thủ tục pháp lý cần thiết khác.

Mức lương Hòa giải viên

Mức lương tham khảo: 8,000.000 – 10,000.000 VND/tháng.

Hòa giải viên chủ yếu được trả thù lao theo từng vụ việc sau khi đã tiến hành phiên hòa giải.

  • Với các vụ hòa giải thành, đối thoại thành: Thù lao từ 1,000.0000 – 1.500.000 VND/vụ việc.
  • Với các vụ việc người nộp đơn khởi kiện, đơn yêu cầu rút đơn khởi kiện; đơn yêu cầu: Thù lao từ 500.000 đồng – 1,000.000 VND/vụ việc.
  • Với các vụ việc chấm dứt hòa giải: Thù lao từ >500.000 VND/vụ việc.
Việc làm luật sư là việc làm quen thuộc nhất, không thể bỏ qua trong danh sách việc làm học luật ra trường làm gì
Việc làm luật sư là việc làm quen thuộc nhất, không thể bỏ qua trong danh sách việc làm học luật ra trường làm gì

Luật sư

Luật sư là làm gì?

Việc làm luật sư chính là việc làm quen thuộc nhất, không thể bỏ qua trong danh sách việc làm “học luật ra trường làm gì?”. Việc làm luật sư thể hiện rõ nhất đặc thù của ngành Pháp luật/Pháp lý.

Công việc chính của luật sư sẽ tư vấn và đại diện pháp luật cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân trước tòa án trong quá trình tố tụng. Thực hiện làm rõ các vấn đề pháp luật, chỉ đạo, định hướng cho khách hàng, doanh nghiệp hoạt động và hành xử theo đúng quy định của pháp luật.

Mức lương luật sư

Mức lương tham khảo: 6,000.000 – 20,000.000 VNĐ/tháng

Lương luật sư ở Việt Nam được xác định dựa trên các yếu tố tính chất, vị trí công việc cũng như khả năng chuyên môn và kinh nghiệm làm việc.

>>> Xem thêm: Cẩm nang xin việc ngành Luật

Tìm việc làm ngành luật ở đâu?

Ngành Luật mang đến nhiều cơ hội việc làm tốt nhưng đòi hỏi ứng viên phải có kỹ năng, trình độ nhất định để thể hiện bản thân trong CV xin việc. Hiện nay, ứng viên có thể dễ dàng tìm kiếm và ứng tuyển các vị trí ngành luật trên group và fanpage trên Facebook hoặc lựa chọn trang thông tin tuyển dụng uy tín như TopCV.

TopCV là một trong những đơn vị ứng dụng công nghệ vào quá trình kết nối giữa ứng viên với nhà tuyển dụng. Nền tảng sở hữu hơn 500 đầu việc trên tất cả mọi lĩnh vực, được cập nhật mỗi ngày từ hơn 30.000 nhà tuyển dụng uy tín. Ứng viên dễ dàng tìmđược công việc ngành luật phù hợp hoặc bất cứ ngành nghề nào, khỏi lo “học luật ra làm gì?”.

Bên cạnh đó, nền tảng còn hỗ trợ công cụ tạo CV số 1 Việt Nam. Ứng viên chỉ cần chọn mẫu CV miễn phí ưng ý nhất là đã có thể tiến hành tạo CV online gửi tới nhà tuyển dụng.

Tạm kết

Mong rằng với chia sẻ trên, các bạn trẻ đã có cái nhìn tổng quan về ngành luật, có thể tự trả lời câu hỏi “học luật ra làm gì?” để xác định hướng đi đúng đắn. Nếu muốn con đường tìm kiếm việc làm ngành luật trở nên dễ dàng hơn, TopCV chính là địa chỉ uy tín “chắp cánh” mọi giấc mơ nghề nghiệp.

Rate this post

KevinNguyen

Kevin Nguyễn - Người quản trị nội dung web là một chuyên gia sáng tạo và chuyên nghiệp trong việc quản lý, phát triển và duy trì nội dung website. Với khả năng phân tích và đánh giá thông tin chính xác, anh/chị đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích và đáng tin cậy cho cộng đồng.