Sở Y tế hướng dẫn xác định trường hợp F1, F2 và cách xử lý

Chào mừng bạn đến với pgdgiolinhqt.edu.vn trong bài viết về F2 cần làm gì chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.

Nhằm giúp các địa phương trong tỉnh xác định và xử lý người tiếp xúc gần (F1, F2) và truy vết một cách nhanh chóng, hiệu quả, với yêu cầu nhanh, triệt để, không để sót đối tượng nhưng cũng không xác định sai đối tượng dẫn đến quá tải công việc và nơi cách ly tập trung; căn cứ các văn bản của Bộ Y tế về việc cách ly y tế đối với người đến từ vùng đang có dịch; căn cứ thực tế dịch Covid-19 tại tỉnh, để thống nhất xác định người tiếp xúc (F1, F2) trong truy vết, khoanh vùng dập dịch, Sở Y tế tỉnh Tiền Giang ban hành Công văn số 3153/SYT-NVYD ngày 05/7/2021 về việc hướng dẫn xác định người tiếp xúc (F1, F2) và thực hiện xử lý, cách ly y tế trong phòng, chống dịch Covid-19 như sau:

* Xác định trường hợp tiếp xúc gần (F1): Tiếp xúc gần (F1) là người có tiếp xúc trong vòng 02m với F0 trong thời kỳ lây truyền của F0, cụ thể thời gian như sau:

F0 có triệu chứng: Trong khoảng thời gian từ 03 ngày trước khi khởi phát bệnh cho đến khi được cách ly y tế. Khởi phát của ca bệnh được tính là ngày có triệu chứng bất thường về sức khỏe đầu tiên xuất hiện mà bệnh nhân cảm nhận được, có thể là mệt mỏi; đau người, gai người ớn lạnh; giảm hoặc mất vị giác, khứu giác; sốt; ho; đau họng…

Xem thêm:  Các phương pháp nghiên cứu khoa học thường được sử dụng

F0 không có triệu chứng: F0 biết nguồn lây: Thời gian từ khi F0 tiếp xúc lần đầu với nguồn lây đến khi được cách ly y tế. F0 chưa xác định nguồn lây: Thời gian từ trước khi xét nghiệm dương tính 14 ngày đến khi được cách ly y tế.

Một số tình huống cụ thể có thể xem là F1 như: Cùng không gian kín tại nơi lưu trú, làm việc, học tập, sinh hoạt, vui chơi, giải trí… hoặc trong cùng khoang trên phương tiện vận chuyển.

Một số tiếp xúc gần thường gặp: Người sống trong cùng hộ gia đình, cùng nhà, cùng phòng; Người trực tiếp chăm sóc, đến thăm hoặc người điều trị cùng phòng với ca bệnh xác định; Người cùng nhóm làm việc hoặc cùng phòng làm việc; Người cùng nhóm có tiếp xúc với ca bệnh: Nhóm du lịch, công tác, vui chơi, buổi liên hoan, cuộc họp, lớp học, cùng nhóm sinh hoạt tôn giáo, cùng nhóm sinh hoạt các câu lạc bộ ….

* Hướng dẫn xử lý F1, F2:

Đối với F1: Cách ly tập trung 21 ngày liên tục kể từ ngày vào khu cách ly hoặc tiếp xúc lần cuối với người bệnh; lấy mẫu xét nghiệm vào các ngày đầu, ngày thứ 7 (test nhanh hoặc PCR), ngày thứ 14 và ngày thứ 20.

Đối với F2: Nếu kết quả xét nghiệm PCR lần 1 của F1 dương tính, thì chuyển F2 lên thành F1 và xử lý như F1. Nếu kết quả xét nghiệm PCR lần 1 của F1 âm tính, thì kết thúc việc cách ly tại nhà sau 07 ngày.

Xem thêm:  FeCl2 + Cl2 → FeCl3 | FeCl2 ra FeCl3 - Tailieumoi.vn

Sở Y tế đề nghị các cơ quan, đơn vị và tổ chức cá nhân nghiên cứu thực hiện. Các văn bản của Sở Y tế ban hành trước đây hướng dẫn tạm thời cách ly y tế đối với F1, F2, F3 trái với Công văn này không còn hiệu lực thực hiện.

TH

Rate this post

KevinNguyen

Kevin Nguyễn - Người quản trị nội dung web là một chuyên gia sáng tạo và chuyên nghiệp trong việc quản lý, phát triển và duy trì nội dung website. Với khả năng phân tích và đánh giá thông tin chính xác, anh/chị đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích và đáng tin cậy cho cộng đồng.