Người bị đau dạ dày nên làm gì: 8 cách xử lý giảm đau nhanh ngay

Chào mừng bạn đến với pgdgiolinhqt.edu.vn trong bài viết về đau bao tử nên làm gì chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.

Theo nhiều chuyên gia dinh dưỡng, chế độ ăn BRAT vô cùng phù hợp cho những người đang gặp rắc rối với hệ tiêu hóa. Tác dụng của BRAT có thể kể đến như khiến phân rắn hơn, từ đó cầm tiêu chảy hay bổ sung lượng kali thiếu hụt bởi nôn hoặc tiêu chảy.

Chế độ ăn BRAT bao gồm nhóm thực phẩm nhẹ và dễ tiêu hóa nên có thể áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.

5. Bổ sung nước cho cơ thể

đau dạ dày nên làm gì

Triệu chứng nôn và tiêu chảy đi chung với đau dạ dày có thể gây nên tình trạng mất nước. Mất nước không chỉ đề cập đến vấn đề lượng dịch trong cơ thể hao hụt mà còn bao gồm cả sự thất thoát của chất điện giải, yếu tố duy trì sự cân bằng dịch trong cơ thể cũng như sự nhanh nhạy và chính xác của hệ thần kinh.

Bạn có nhiều sự lựa chọn cho việc bổ sung lượng dịch và khoáng chất đã hao hụt, chẳng hạn như:

  • Uống nhiều nước khoáng
  • Ăn nhiều rau củ quả và trái cây chứa chất điện giải tự nhiên như natri và kali

6. Dùng tinh chất cam thảo chữa đau dạ dày

đau dạ dày nên làm gì

Cam thảo là một loại thảo dược dân gian có thể hỗ trợ điều trị nhiều vấn đề sức khỏe, bao gồm đau dạ dày.

Trong trường hợp này, cam thảo, cụ thể hơn là tinh chất của nó, đóng vai trò ngăn chặn sự hình thành của các vết loét ở niêm mạc dạ dày. Ngoài ra, tinh chất cam thảo còn hỗ trợ duy trì nồng độ axit trong dịch dạ dày, từ đó hạn chế tình trạng bệnh phát triển nặng hơn.

Tuy nhiên, tinh chất cam thảo cũng có tác dụng phụ là giữ nước, đồng thời gây tăng huyết áp. Do đó, nếu gặp vấn đề về huyết áp hoặc thận, bạn nên cân nhắc khi áp dụng biện pháp này để chữa đau dạ dày.

Xem thêm:  Phương pháp & Kỹ năng quản lý thời gian siêu hiệu quả - Mindalife

7. Bị đau bao tử phải làm sao? Sử dụng lô hội

đau dạ dày nên làm gì

Một nghiên cứu trên chuột vào năm 2011 đã tìm ra khả năng loại bỏ các cơn đau dạ dày bằng cách điều tiết dịch tiêu hóa cũng như đẩy lùi sự hình thành vết loét của nha đam (lô hội). Kết quả nghiên cứu còn cho thấy sự tương tự giữa cơ chế hoạt động của nha đam trong việc này với các loại thuốc điều trị viêm loét dạ dày thông dụng.

Tuy nhiên, giả thiết này vẫn cần nhiều nghiên cứu chuyên sâu làm bằng chứng thuyết phục hơn để có thể công bố và áp dụng trong thực tiễn.

8. Đau dạ dày nên làm gì? Dùng tinh bột nghệ

đau dạ dày nên làm gì

Bên cạnh cam thảo, tinh bột nghệ cũng là một vị thuốc dân gian chuyên trị những bệnh lý liên quan đến dạ dày. Curcumin, hoạt chất chứa nhiều trong tinh bột nghệ, có đặc tính kháng viêm cao, đồng thời còn chống oxy hóa mạnh mẽ. Nhờ đó, các cơn đau khó chịu đã được làm dịu đáng kể. Ngoài ra, thời gian hồi phục cũng rút ngắn hơn.

Triệu chứng đau dạ dày

Đau dạ dày có xu hướng đi kèm với những triệu chứng thể hiện hệ tiêu hóa đang gặp vấn đề, bao gồm:

Đau vùng thượng vị

Cảm giác đau hay nóng rát ở khu vực thượng vị là triệu chứng đau dạ dày kinh điển nhất. Cơn đau nhanh chóng lan đến những vùng khác như lưng, ngực. Tuy vậy, thực tế, cường độ đau không quá nghiêm trọng.

Đầy hơi chướng bụng

Đầy bụng ngay sau bữa ăn có khả năng là triệu chứng đau dạ dày với nhiều cấp độ khác nhau. Do đó, bạn nên quan sát thêm dấu hiệu này để phán đoán nguyên nhân gây nên, từ đó sớm có biện pháp điều trị kịp thời.

Xem thêm:  Nên Làm Gì Khi Thất Nghiệp Ở Tuổi 50? - Homemy

Ợ chua

Lượng dịch dạ dày sản sinh quá nhiều và có xu hướng trào ngược lên thực quản sẽ gây ra những đợt ợ chua. Dịch tiêu hóa có thể trào ngược như vậy là do “cánh cửa” ngăn giữa thực quản và dạ dày không thực hiện đúng cơ chế hoạt động, cho phép axit trong dạ dày đẩy lên cao.

Buồn nôn và nôn

Những thương tổn ở niêm mạc dạ dày có thể gây ra triệu chứng buồn nôn và nôn. Tùy mỗi trường hợp, một số người có thể chỉ nôn khan, số khác lại nôn ra toàn bộ thức ăn lẫn dịch tiêu hóa.

Mặt khác, triệu chứng buồn nôn và nôn còn có thể xảy ra bởi nhiều tác động khác từ bên ngoài, ví dụ như:

  • Ngộ độc thực phẩm
  • Say tàu, xe hoặc máy bay
  • Rối loạn tâm lý

Mất khẩu vị và suy nhược cơ thể

Cùng với buồn nôn và nôn, tình trạng đầy bụng và khó tiêu do chức năng dạ dày suy yếu có nguy cơ dẫn đến mất khẩu vị, chán ăn. Từ đó, cơ thể không hấp thụ đủ chất dinh dưỡng sẽ dần trở nên mệt mỏi, suy nhược.

Tuy vậy, chán ăn và suy nhược cơ thể cũng có khả năng liên quan đến một số vấn đề sức khỏe khác của gan, tâm lý, thần kinh hoặc thận. Do đó, bạn nên tìm hiểu nguyên nhân gây nên triệu chứng này để điều chỉnh lại chế độ ăn uống phù hợp.

Chảy máu đường tiêu hóa

Chảy máu đường tiêu hóa mô tả tình trạng nguy hiểm của dạ dày. Triệu chứng này chỉ xuất hiện khi các vấn đề ở bao tử đã phát triển đến giai đoạn nghiêm trọng. Dấu hiệu dễ bắt gặp nhất là có máu lẫn trong dịch nôn hoặc phân.

Khi bị chảy máu đường tiêu hóa, bạn cần đến bệnh viện ngay lập tức để có thể cấp cứu kịp thời.

Xem thêm:  Cách sơ cứu và chữa trị khi bị ong đốt nhanh hết sưng tại nhà hiệu

Khi nào bạn cần đến gặp bác sĩ?

Đau dạ dày nên làm gì 1

Đau dạ dày là vấn đề sức khỏe phổ biến và hầu như không nghiêm trọng. Một số tình huống như căng thẳng hay mệt mỏi cũng có thể dẫn đến những cơn đau khó chịu. Do đó, trong trường hợp này, bạn cần thả lỏng cơ thể và nghỉ ngơi đầy đủ.

Tuy nhiên, nếu một vài trường hợp hy hữu sau đây xảy ra, bạn sẽ phải mau chóng đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt, chẳng hạn như:

  • Cơn đau kéo dài và tái phát liên tục
  • Cường độ đau cũng như tần suất tái phát càng lúc càng tăng theo thời gian
  • Tình trạng nôn xuất hiện và có xu hướng kéo dài
  • Nôn ra máu
  • Đau dạ dày đi kèm sốt, chóng mặt, khó thở
  • Phân có màu đen hắc ín
  • Trẻ nhỏ quấy, khóc, bỏ ăn và có hiện tượng đầy hơi chướng bụng

Đau dạ dày không nên làm gì?

Ngoài những việc nên làm, bạn còn cần tìm hiểu khi bị đau dạ dày kiêng gì.

Áp dụng lối sống lành mạnh, bao gồm thay đổi chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt theo hướng tích cực, là ưu tiên hàng đầu cho việc giải quyết các cơn đau dạ dày khó chịu. Lúc này, bạn sẽ cần:

  • Ăn uống điều độ, khoa học; không bỏ bữa hoặc ăn khuya
  • Hạn chế những thực phẩm chế biến đông lạnh hay chế biến sẵn
  • Tránh các món quá cay, chua hoặc nhiều dầu mỡ gây kích thích dạ dày
  • Không làm việc quá sức, tránh căng thẳng

Hy vọng bài viết đã giúp bạn biết đau dạ dày nên làm gì và không nên làm gì để nhanh chóng làm dịu cơn đau tại nhà. Bệnh có thể ngăn ngừa được bằng những thói quen lành mạnh và cách ăn uống khoa học, đều đặn mỗi ngày. Chúc bạn sức khỏe!

Rate this post

KevinNguyen

Kevin Nguyễn - Người quản trị nội dung web là một chuyên gia sáng tạo và chuyên nghiệp trong việc quản lý, phát triển và duy trì nội dung website. Với khả năng phân tích và đánh giá thông tin chính xác, anh/chị đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích và đáng tin cậy cho cộng đồng.