Dàn ý phân tích phẩm chất và số phận người phụ nữ thời phong

Chào mừng bạn đến với pgdgiolinhqt.edu.vn trong bài viết về Dan y phan tich pham chat va so phan nguoi phu nu thoi phong kien qua nhan chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.

dan y phan tich pham chat va so phan nguoi phu nu phong kien qua nhan vat vu nuong

Dàn ý Phân tích phẩm chất và số phận người phụ nữ thời phong kiến qua nhân vật Vũ Nương

I. Dàn ý Phân tích phẩm chất và số phận người phụ nữ thời phong kiến qua nhân vật Vũ Nương (Chuẩn)

1. Mở bài

– Dẫn dắt vào vấn đề phẩm chất và số phận của người phụ nữ thời phong kiến được phản ánh trong văn học.- Giới thiệu tác giả Nguyễn Dữ cùng tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” và vấn đề phẩm chất và số phận của người phụ nữ được đặt ra trong tác phẩm.

2. Thân bài

a. Thông qua nhân vật Vũ Nương, tác giả đã phát hiện, trân trọng và đề cao những phẩm chất cao đẹp của người phụ nữ– Trong cách ứng xử với chồng: nàng là người vợ đảm đang, chung thủy và “luôn giữ gìn khuôn phép”.- Trong mối quan hệ với mẹ chồng: nàng là người con dâu hiếu thảo, chăm sóc mẹ chồng như chính cha mẹ ruột của mình.- Nàng còn là một người mẹ đảm đang, tháo vát.

b. Thông qua cuộc đời của Vũ Nương, tác phẩm đã thể hiện rõ số phận bi kịch, nghiệt ngã của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

Xem thêm:  Cảm nhận tình yêu thiên nhiên qua Mùa xuân nho nhỏ và Sang thu

– Cũng như bao người phụ nữ khác, Vũ Nương là nạn nhân của chế độ nam quyền, “trọng nam khinh nữ”, họ không có quyền lựa chọn, làm chủ số phận của mình.- Vũ Nương là nạn nhân của bi kịch gia đình, bi kịch chiến tranh và cuối cùng nàng phải tìm đến cái chết để giữ gìn phẩm giá.

3. Kết bài

Đánh giá vai trò, ý nghĩa của việc phản ánh phẩm chất, số phận của người phụ nữ thông qua nhân vật Vũ Nương đối với giá trị nhân đạo, giá trị hiện thực của tác phẩm.

II. Bài văn mẫu Phân tích phẩm chất và số phận người phụ nữ thời phong kiến qua nhân vật Vũ Nương (Chuẩn)

“Thân em vừa trắng lại vừa trònBảy nổi ba chìm với nước nonRắn nát mặc dầu tay kẻ nặnMà em vẫn giữ tấm lòng son”

(“Bánh trôi nước” – Hồ Xuân Hương)

Những câu ca quen thuộc của nữ sĩ Hồ Xuân Hương trong bài thơ “Bánh trôi nước” nổi tiếng đã thể hiện phần nào vẻ đẹp và số phận của người phụ nữ Việt Nam. Trong xã hội phong kiến xưa, những quy định khắt khe của lễ giáo phong kiến luôn là sợi dây vô hình trói buộc người phụ nữ và khiến họ phải chịu nhiều thiệt thòi, đắng cay và mất mát. Văn học trung đại đã ghi lại sự mâu thuẫn và đối lập giữa phẩm chất và số phận của người phụ nữ qua nhiều tác phẩm kiệt xuất. Và một trong số những tác phẩm thể hiện rõ điều này là “Chuyện người con gái Nam Xương” của tác giả Nguyễn Dữ. Thông qua hình tượng trung tâm là nhân vật Vũ Nương, câu chuyện đã tái hiện thành công bức chân dung của người phụ nữ trong xã hội phong kiến với phẩm chất cao đẹp cùng số phận bất hạnh…(Còn tiếp)

Xem thêm:  Top 10 Bài văn phân tích "Tuyên ngôn độc lập" của Hồ Chí Minh hay

https://thuthuat.taimienphi.vn/dan-y-phan-tich-pham-chat-va-so-phan-nguoi-phu-nu-thoi-phong-kien-qua-nhan-vat-vu-nuong-47059n.aspx >> Xem chi tiết bài mẫu Phân tích phẩm chất và số phận người phụ nữ thời phong kiến qua nhân vật Vũ Nương tại đây.

Rate this post

KevinNguyen

Kevin Nguyễn - Người quản trị nội dung web là một chuyên gia sáng tạo và chuyên nghiệp trong việc quản lý, phát triển và duy trì nội dung website. Với khả năng phân tích và đánh giá thông tin chính xác, anh/chị đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích và đáng tin cậy cho cộng đồng.