Học công nghệ thông tin ra làm gì? Cơ hội nghề nghiệp ra sao?

Chào mừng bạn đến với pgdgiolinhqt.edu.vn trong bài viết về Công nghệ thông tin ra làm gì chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.

Khi nhắc đến Công nghệ thông tin, chúng ta không cần phải bàn cãi quá nhiều về mức độ “hot” và xu hướng nhận được nhiều sự quan tâm của ngành nghề này, đặc biệt là trong những năm trở lại đây. Một trong những câu hỏi đặt ra nhiều nhất bởi các bạn học sinh và sinh viên là “Học Công nghệ thông tin ra làm gì?”. Để biết được đáp án cho câu hỏi này, hãy cùng Glints theo dõi những nội dung dưới đây.

Sinh viên ngành Công nghệ thông tin được học những gì?

Công nghệ thông tin (CNTT) là ngành sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để chuyển đổi, bảo vệ, xử lý, lưu trữ, truyền và thu thập thông tin. Người làm việc trong ngành này thường được gọi là nhân viên IT (Information Technology).

Học ngành Công nghệ thông tin sinh viên có thể được nghiên cứu chuyên sâu về Khoa học máy tính, Kỹ thuật máy tính, Công nghệ phần mềm, Mạng máy tính và truyền thông, Hệ thống thông tin, An toàn thông tin mạng tại các trường đại học có đào tạo ngành CNTT trên toàn quốc.

Phần kiến thức chuyên ngành mà các sinh viên được trang bị là những kiến thức liên quan đến nghiên cứu phát triển, gia công phần mềm, ứng dụng hệ thống phần mềm; kiến thức về thiết kế, xây dựng, vận hành, cài đặt, và bảo trì các phần mềm, phần cứng của hệ thống máy tính và các hệ thống thiết bị dựa trên máy tính; các kiến thức về mạng máy tính và truyền thông.

Ngoài ra, tại một số trường Đại học, sinh viên còn được chú trọng về phát triển các kỹ năng: kỹ năng tư duy logic, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng quản lý thời gian,v.v. Đây là những kỹ năng hết sức quan trọng nhằm giúp sinh viên phát huy tối đa những khả năng, tố chất mà một người Kỹ sư IT cần phải có.

Xem thêm:  Tìm hiểu nhà rông Tây Nguyên - Văn hoá kiến trúc độc đáo

Đọc thêm: Công Nghệ Thông Tin Thi Khối Nào? Chi Tiết Ngành IT Năm 2022

Học ngành Công nghệ thông tin ra làm gì?

Công nghệ thông tin đang ngày càng trở thành một sự lựa chọn hàng đầu của nhiều bạn trẻ nhiệt huyết và yêu thích lĩnh vực công nghệ. Muốn tạo nên sự khác biệt tích cực cho thế giới thì trở thành kỹ sư IT là một trong những con đường đúng đắn của bạn trẻ bởi ngày nay IT là công cụ quan trọng không thể thiếu trong nhiều lĩnh vực khoa học công nghệ.

Cơ hội việc làm của Công nghệ thông tin cho bạn rất nhiều lựa chọn hấp dẫn:

  • Lập trình viên: người trực tiếp tạo ra những sản phẩm công nghệ như phần mềm và hệ thống thông tin. Lộ trình sự nghiệp của một lập trình viên thường từ fresher đi lên. Tìm hiểu fresher là gì để biết được bạn cần bắt đầu từ đâu nếu mong muốn theo đuổi nghề nghiệp này.
  • Kiểm duyệt chất lượng phần mềm: người trực tiếp kiểm tra chất lượng của các sản phẩm công nghệ được tạo ra bởi các lập trình viên.
  • Chuyên viên phân tích thiết kế hệ thống, quản trị mạng, quản lý dữ liệu, kỹ thuật phần cứng máy tính.
  • Chuyên gia quản lý, kinh doanh và điều phối các dự án công nghệ thông tin.
  • Giảng dạy và nghiên cứu về công nghệ thông tin tại những cơ sở đào tạo.

Cơ hội việc làm ngành công nghệ thông tin tại Việt Nam

  • Chuyên ngành kỹ thuật máy tính: Có thể làm các công việc như: Lập trình viên mảng lập trình nhúng – lập trình các con chip trong hệ thống điều khiển xe ô tô, các thiết bị di động, đồ gia dụng..
  • Chuyên ngành khoa học máy tính: Đây là ngành học có cơ hội việc làm rộng mở nhất: lập trình viên Web Developer, App Developer; Chuyên viên phân tích và thiết kế lĩnh vực công nghệ thông tin, v.v. Nếu thắc mắc dev là làm gì, hãy tìm hiểu về yêu cầu công việc và kỹ năng để có thể theo đuổi nghề nghiệp đầy triển vọng này.
  • Chuyên ngành Công nghệ phần mềm: Sau khi ra trường sinh viên có thể trở thành lập trình viên thiết kế web, thiết kế game, ứng dụng điện thoại hoặc nhân viên IT ở phòng sản phẩm
  • Chuyên ngành kỹ thuật mạng: Có thể làm các công việc như chuyên viên an ninh mạng, chuyên viên đảm nhận pentest (kiểm thử xâm nhập) cho hệ thống mạng các tổ chức, chuyên viên về quản trị mạng, v.v.
  • Chuyên ngành mạng máy tính và truyền thông dữ liệu: Sinh viên có thể làm tại các vị trí như: Chuyên viên phát triển quản trị mạng tại các cơ quan, nhà cung cấp mạng hoặc tổ chức ngân hàng, chuyên viên phụ trách thiết kế mạng…
  • Chuyên ngành hệ thống quản lý thông tin: Sinh viên sẽ được học các kiến thức về thiết kế, vận hành và quản trị các hệ thống thông tin, phân tích dữ liệu, kết nối các bên liên quan trong tổ chức, trong doanh nghiệp với các chuyên gia công nghệ thông tin, v.v
  • Chuyên ngành Big Data & Machine Learning: Những vị trí có thể làm: Kỹ sư hoặc chuyên viên phát triển các ứng dụng AI trên các phần mềm, kiến trúc sư về mảng dữ liệu, v.v.
Xem thêm:  Sườn heo làm món gì ngon? Lưu ngay 8 món đủ vị - Digifood

Đọc thêm: Các Vị Trí Trong Ngành Công Nghệ Thông Tin: 10 Công Việc IT Được Trả Lương Cao Nhất

Các trường đào tạo ngành CNTT tốt nhất ở Việt Nam

– Đại Học FPT

  • Cơ sở Hà Nội: Khu Giáo dục và Đào tạo – Khu Công nghệ cao Hòa Lạc – Km29 Đại lộ Thăng Long, H. Thạch Thất, TP. Hà Nội
  • Cơ sở TP. HCM: Lô E2a-7, Đường D1 Khu Công nghệ cao, P. Long Thạnh Mỹ, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
  • Cơ sở Đà Nẵng: Khu đô thị công nghệ FPT Đà Nẵng, P. Hoà Hải, Q. Ngũ Hành Sơn, TP. Đà Nẵng
  • Cơ sở Cần Thơ: Số 600 Đường Nguyễn Văn Cừ (nối dài), P. An Bình, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
  • Cơ sở Quy Nhơn: Khu đô thị mới An Phú Thịnh, Phường Nhơn Bình & Phường Đống Đa, TP. Quy Nhơn, Bình Định

– Đại học Công nghệ Thông tin – Đại học Quốc gia TP.HCM

– Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội

– Đại học Bách khoa TP.HCM

– Đại học Khoa học tự nhiên – Đại học Quốc gia TP.HCM

– Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông

– Đại học Bách Khoa Hà Nội

– Học viện Kỹ thuật Quân sự (Đại học Kỹ thuật Lê Quý Đôn)

– Đại học Công Nghệ (UET) – Đại Học Quốc Gia Hà Nội

Đọc thêm: Lương Ngành Công Nghệ Thông Tin Có Cao Không?

Lời kết

Những thông tin mà Glints đem đến hy vọng là hữu ích cho mọi người, đặc biệt là những ai đang quan tâm và mong muốn tìm hiểu sâu hơn về lĩnh vực này. Thông qua bài viết, mong rằng độc giả đã hiểu hơn về những cơ hội công việc và việc học công nghệ thông tin ra làm gì.

Xem thêm:  Tụt huyết áp nên làm gì? 8 mẹo chữa tụt huyết áp cực nhanh

Theo dõi Glints để xem thêm nhiều thông tin hữu ích khác nhé!

Tác Giả

Rate this post

KevinNguyen

Kevin Nguyễn - Người quản trị nội dung web là một chuyên gia sáng tạo và chuyên nghiệp trong việc quản lý, phát triển và duy trì nội dung website. Với khả năng phân tích và đánh giá thông tin chính xác, anh/chị đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích và đáng tin cậy cho cộng đồng.