Trẻ 3 tháng tuổi biết làm gì? Sự phát triển của bé mà mẹ nên biết

Chào mừng bạn đến với pgdgiolinhqt.edu.vn trong bài viết về Bé 3 tháng tuổi biết làm gì chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.

1. Sự tăng trưởng của trẻ 3 tháng tuổi

Khi bước sang tháng thứ 3, mẹ có thể cảm nhận rõ rệt sự tăng trưởng về cân nặng và chiều cao của bé. Quần áo sơ sinh có thể không còn mặc vừa nữa và mẹ phải chuyển sang cho bé mặc cỡ lớn hơn.

Theo đó, trong giai đoạn này, cân nặng và chiều dài trung bình của trẻ 3 tháng tuổi dao động khoảng:

• Bé trai nặng khoảng 6,4 kg; dài 61,4 cm.

• Bé gái nặng khoảng 5,9 kg; dài 59,8 cm.

Nếu trẻ không đạt tiêu chuẩn về tăng trưởng, bố mẹ nên cho trẻ đến bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám.

2. Trẻ 3 tháng tuổi biết làm gì? 9 việc làm đánh dấu cột mốc phát triển mới

Bên cạnh sự tăng trưởng cơ thể, mẹ sẽ thấy con ngày càng “mạnh dạn” hơn với các hoạt động tương tác xã hội. Cùng khám phá xem trẻ 3 – 4 tháng tuổi biết làm gì nào:

2.1. Ngẩng đầu 45 độ khi nằm sấp

Các cơ của của trẻ 3 tháng tuổi đã phát triển tương đối khỏe và dần trở nên cứng cáp hơn, đặc biệt là cơ cổ. Bạn có thể nhận thấy giờ đây đầu của trẻ đã giữ ổn định hơn mà không còn lắc lư như trước. Đặc biệt, khi được đặt nằm sấp hay lật, bé sẽ nâng đầu lên cao một góc 45 độ hoặc dùng sự hỗ trợ của tay để đẩy người lên cao một chút.

trẻ 3 tháng tuổi biết làm gì

2.2. Phản ứng với âm thanh

Một cột mốc đáng nhớ của sự phát triển ở trẻ 3 tháng tuổi đó là có thể thay đổi tư thế, quay đầu hướng về phía có âm thanh như nơi có tiếng nhạc, tiếng chuông điện thoại reo hay khi bố mẹ đang nói chuyện,…

2.3. Biết nhận diện các khuôn mặt khác nhau

Trẻ 3 tháng tuổi biết làm gì? Kết quả cuộc nghiên cứu của tiến sĩ Michael Lewis (thuộc Viện nghiên cứu về giáo dục New Jersey) cho biết, vào giai đoạn này trẻ đã biết ghi nhớ và nhận biết sự khác nhau giữa các khuôn mặt.

Trẻ sẽ mỉm cười và “ê a” khi thấy gương mặt của bố mẹ, ông bà hay những người thường xuyên tiếp xúc với trẻ. Ngược lại, trẻ sẽ cảm thấy khó chịu, sợ hãi và bật khóc khi tiếp xúc với người lạ.

2.4. Bé biết cách thay đổi biểu cảm trên khuôn mặt

Càng lớn, cảm xúc của trẻ 3 tháng tuổi sẽ càng bộc lộ đa dạng hơn. Khi nhìn thấy mẹ hoặc vật gì đó yêu thích, bé sẽ thể hiện sự phấn khích qua ánh mắt tràn ngập niềm vui. Khi không vừa ý thì sẽ “giả vờ” nhăn mặt, mếu máo để được mẹ ôm ấp, vỗ về và khi sợ hãi sẽ lập tức đòi mẹ chứ không nằm một mình như trước.

Xem thêm:  Ngành Khoa học Máy tính: Học gì, học ở đâu, và cơ hội nghề nghiệp

2.5. Cười đáp lại khi chơi hoặc trò chuyện cùng cha mẹ

Cùng với sự thay đổi biểu cảm trên khuôn mặt, trẻ còn biết mỉm cười đáp lại khi trò chuyện hoặc chơi đùa cùng bố mẹ. Do đó, trong khi chơi với con, bạn nên tạo ra nhiều âm thanh và nét mặt khác nhau để tăng sự tương tác, giúp bé thêm vui vẻ.

trẻ 3 tháng tuổi đã biết làm gì

2.6. Bắt đầu biết giao tiếp

Biết giao lưu với người thân bằng cách phát ra một vài tiếng thì thầm như gahs, ohs, guhs và oos hoặc búng tay chân liên tục, thậm chí bật cười thành tiếng… là giải đáp cho thắc mắc trẻ 3 tháng tuổi biết làm gì. Trong thời gian này, bố mẹ nên tích cực “hóng chuyện”, giao tiếp cùng bé để góp phần tăng khả năng lắng nghe và quan sát của con.

2.7. Khả năng quan sát tốt hơn

Nếu như trước kia, trẻ gặp nhiều khó khăn để xác định vị trí, kích thước và hình dạng của vật thì bây giờ trẻ 3 tháng tuổi đã bắt đầu có thể nhận biết các vật thể cách xa từ 20 – 38cm rõ ràng. Không chỉ vậy, con cũng có thể nhìn theo các đồ vật chuyển động, hoặc quan sát xung quanh mà không phải đảo mắt qua lại.

2.8. Bắt đầu biết kết hợp hoạt động mắt và tay

Trẻ 3 tháng tuổi cũng bắt đầu học được cách phối hợp tay – mắt. Cụ thể là bé có thể phối hợp chuyển động của tay với thứ mà chúng nhìn thấy, ví dụ nhìn thấy một món đồ chơi và với lấy nó. Mặt khác, bé sẽ nắm lấy mọi thứ trong tầm mắt nên bố mẹ đừng ngạc nhiên hay khó chịu khi con liên tục nắm tóc, nhổ râu, kéo áo của mình nhé.

2.9. Linh hoạt điều khiển bàn tay

Cuối cùng, đáp án cho câu hỏi trẻ 3 tháng tuổi biết làm gì là trẻ đã biết điều khiển đôi tay của mình để với lấy đồ vật, cầm nắm đồ chơi, vỗ tay, đập tay xuống sàn… để thu hút sự chú ý của mọi người.

trẻ 3 tháng tuổi bắt đầu biết làm gì

3. Mách mẹ các hoạt động hỗ trợ trẻ 3 tháng tuổi phát triển khỏe mạnh

Bằng một số hoạt động đơn giản dưới đây, mẹ có thể kích thích con phát triển mọi giác quan:

Gọi tên trẻ thường xuyên: Hãy gọi tên trẻ trong khi nói chuyện, chơi đùa hoặc lồng ghép vào bài hát với giai điệu vui tươi để giúp bé nhận biết tốt hơn.

Thực hành tư thế hỗ trợ đầu: Đặt bé ngồi vào lòng, lưng bé dựa vào đùi bạn là tư thế giúp hỗ trợ cho vùng lưng và cổ còn non nớt của trẻ phát triển cứng cáp hơn.

Cho con với lấy đồ chơi khi nằm sấp: Đây là cách giúp tăng cường sức mạnh cho phần thân trên của bé. Bạn chỉ việc đặt bé nằm sấp và để vài món đồ chơi, đồ vật có màu sắc rực rỡ để khuyến khích bé đưa tay ra nắm lấy chúng.

Xem thêm:  Nằm lòng các lưu ý sau tiêm Moderna ngừa Covid-19 | Medlatec

Hướng dẫn trẻ quan sát vật chuyển động: Bằng cách lăn quả bóng, đẩy ô tô đồ chơi trước mặt để bé tập quan sát và theo dõi vật chuyển động.

>> Xem thêm: Cách chăm sóc trẻ 3 tháng tuổi để trẻ phát triển khỏe mạnh.

4. Bí quyết chăm sóc trẻ 3 tháng tuổi mẹ không nên bỏ qua

Để em bé 3 tháng tuổi phát triển khỏe mạnh và an toàn, mẹ đừng quên tham khảo một số lưu ý sau:

4.1. Đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng của trẻ

Thời kỳ tăng trưởng nhảy vọt của bé thường rơi vào thời điểm 3 – 6 tháng tuổi, với sự phát triển có thể diễn ra ngay cả khi bé đang ngủ. Thế nên, mẹ nên lưu ý đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng của bé.

Với trẻ bú sữa mẹ: Mẹ nên tăng cường ăn các thực phẩm kích sữa như chân giò, đu đủ, thịt bò, tăng cường các loại rau xanh (rau ngót, rau đay) và trái cây (cam, quýt, chuối). Đồng thời nghỉ ngơi hợp lý để tạo nguồn sữa dồi dào, chất lượng cho con.

Với trẻ bú sữa công thức: Trong trường hợp mẹ không có hoặc thiếu sữa cho bé bú, có thể thay thế bằng cách cho con uống sữa công thức. Để trẻ 3 tháng tuổi được cung cấp đầy đủ dưỡng chất từ sữa, các chuyên gia khuyên mẹ nên lựa chọn sữa phù hợp với lứa tuổi và cân nặng, tình trạng sức khỏe, hương vị sữa thanh nhạt dễ uống, đạm sữa có cấu trúc mềm, nhỏ tự nhiên để giúp hệ tiêu hóa của bé dễ dàng hấp thu.​​

Sữa Friso Gold: “Người bạn nhỏ” giúp trẻ

hấp nhu nhanh, dễ dàng tiêu hóa

Khác với các loại sữa bột thông thường phải trải qua 2 lần xử lý nhiệt khiến đạm sữa biến tính gây vón cục khó tiêu, trẻ dễ bị rối loạn tiêu hóa, sữa Friso Gold tự hào sở hữu công nghệ tiên tiến chỉ xử lý nhiệt 1 LẦN DUY NHẤT. Nhờ đó, hơn 90% phân tử đạm sữa mềm, nhỏ, tự nhiên được bảo toàn nguyên vẹn, giúp bé hấp thu nhanh, tiêu hóa dễ dàng để tăng trưởng khỏe mạnh.

Đặc biệt, Friso Gold có bảng thành phần chứa chất xơ GOS và 5 loại Nucleotide giúp tăng sinh lợi khuẩn, cân bằng đường ruột, bảo vệ hệ tiêu hóa khỏe mạnh và tăng khả năng hấp thụ dưỡng chất ở trẻ. Cùng hương vị thanh nhạt tự nhiên do không chứa đường sucrose, không chỉ phù hợp khẩu vị trẻ dễ thích nghi, mà còn tạo cho bé thói quen ăn uống lành mạnh, ít ngọt tốt cho sức khỏe ngay từ nhỏ.

trẻ được 3 tháng tuổi biết làm gì

4.2. Chú ý đến giấc ngủ của bé

Giấc ngủ là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Do đó, mẹ nên tập thói quen ngủ ngoan cho bé từ sớm, bằng cách đặt bé vào nôi hay giường ngay khi xuất hiện dấu hiệu buồn ngủ: Chớp mắt liên tục, lim dim, kéo tai, ngáp hay quầng dưới mắt thâm lại. Đồng thời, phòng ngủ của trẻ nên đảm bảo yên tĩnh, có lượng ánh sáng phân bổ phù hợp để giấc ngủ được sâu và chất lượng hơn.

Xem thêm:  Một số món ăn ngon làm từ bã đậu nành - Bách hóa XANH

>> Xem thêm: Trẻ sơ sinh mỗi ngày ngủ bao nhiêu tiếng?

4.3. Thường xuyên giao tiếp với trẻ

Mẹ có thể hỗ trợ sự phát triển não bộ của trẻ bằng những cách đơn giản như chơi các trò ú òa, làm các cử chỉ hay biểu cảm thú vị để bé cười. Hoặc có thể hát và trò chuyện với trẻ bằng nhiều tông giọng cao thấp. Trong quá trình kể chuyện, có thể gán tên trẻ vào nhân vật bất kỳ để trẻ có thể nghe thấy cái tên đó với nhiều tình huống khác nhau.

4.4. Áp dụng các biện pháp an toàn

Những đồ vật sắc nhọn như dao, kéo thuốc, nước nóng… nên đặt ngoài tầm với của trẻ. Bởi ở 3 tháng tuổi, trẻ có thể cho tất cả những gì mà con nắm được đưa vào miệng, hoặc quăng vứt lung tung rất nguy hiểm.

5. Các câu hỏi thường gặp

Dưới đây giải đáp một số thắc mắc cho mẹ trong quá trình chăm sóc trẻ 3 tháng tuổi:

5.1. Trẻ 3 tháng tuổi biết lật chưa?

Câu trả lời là rồi, nhiều trẻ vào khoảng 2 – 3 tháng sau khi chào đời đã có khả năng lật người từ ngửa thành úp.

5.2. Bế trẻ 3 tháng tuổi như thế nào mới chuẩn?

Cách bế trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi chuẩn nhất là bế theo hướng nghiêng hoặc thẳng đứng (bế vác), bằng cách dùng một tay đỡ phần đầu và cổ, tay còn lại giữ mông, áp sát ngực bé vào vai mẹ.

Lưu ý: Cổ và các cơ ở lưng của trẻ vẫn chưa phát triển hoàn thiện, vì thế mẹ hạn chế tư thế bế thẳng đứng quá lâu.

5.3. Thời gian ngủ của trẻ 3 tháng tuổi như thế nào?

Ở mốc 3 tháng tuổi, tổng thời gian ngủ trong ngày của trẻ cần đạt khoảng 14 – 16 giờ mỗi ngày. Trong đó, số giờ ngủ chia thành 10 giờ vào ban đêm và 6 giờ vào ban ngày (thường là ba giấc ngủ cách quãng).

trẻ 3 tháng tuổi biết làm gì

Với những thông tin trên đây, chắc hẳn bạn đã nắm được trẻ 3 tháng tuổi biết làm gì rồi. Đây là giai đoạn trẻ có nhiều sự thay đổi lớn trong nhận thức và nhu cầu vận động. Chính vì thế, bố mẹ hãy nghiên cứu và kiên trì thực hiện các hoạt động hỗ trợ tốt nhất về cả thể chất lẫn tinh thần, cũng như xây dựng giờ giấc sinh hoạt khoa học cho trẻ nhé!

Rate this post

KevinNguyen

Kevin Nguyễn - Người quản trị nội dung web là một chuyên gia sáng tạo và chuyên nghiệp trong việc quản lý, phát triển và duy trì nội dung website. Với khả năng phân tích và đánh giá thông tin chính xác, anh/chị đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích và đáng tin cậy cho cộng đồng.